Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/198

Trang này cần phải được hiệu đính.
178
VĂN XUÔI KIM

Ta phải biết rằng người tự-trọng vốn hòa-hợp với mọi người, vốn kính trọng người tiền-bối, vốn giữ phép luật, vốn trọng cương-thường; có tài-năng, có kiến-thức, việc đã làm, không sợ khó, chí đã định, không hồ-nghi, thấy giầu sang không náo-nức, phải nghèo hèn không phàn-nàn. Có câu rằng:

« Lòng ta ta đã chắc rồi, dễ ai giục đứng giục ngồi mà nao ».

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Thích nghĩa hai chữ tự-trọng. Chữ tự-cao tự-đại có đồng nghĩa với chữ tự-trọng không? — Phân-biệt những tính ấy với những tính xưa nay người ta thường nhận lầm là tự-trọng. Thế nào là tự-trọng thật?

II. Lời văn. — Cắt nghĩa những chữ: sáng bằng hạt đậu, nông như đọi đèn. — Khinh thế ngạo vật nghĩa là gì? — Thích nghĩa những chữ loạn-đảng, nghịch-đảng. Khác nhau thế nào? — Câu ca cuối bài này ý nói gì?

2. Thích nghĩa thế nào là lọn? Cách thích nghĩa trong bài này thế nào?

116 — HI-VỌNG

Làm người ai cũng có hi-vọng, như kẻ làm ruộng mong cho đến ngày gặt lúa, kẻ đi đường mong cho đến chỗ nghỉ chân. Công việc càng lớn thì hi-vọng càng cao, hi-vọng càng cao thì sự-nghiệp càng lớn, cho nên người ta có hi-vọng thì tự-nhiên quên hết mọi sự hiểm nghèo, mọi sự khó nhọc.

Người ta đương lúc thiếu-niên, lòng xuân 1 phơi-phới, như trăng mới lên, như hoa mới nở, sự đời chưa hề từng trải, tư-tưởng những sự cao xa. Đến lúc tuổi càng cao, kinh-lịch càng lắm, bấy giờ mới biết sự đời là khó, tài mình là hèn, chân đã mỏi, đường còn xa, lòng hi-vọng cũng mỗi ngày một nhạt[1]. Những người trí bạc tài hèn, bỏ việc nửa đường, hồ hết là vì những tình-cảnh ấy. Vì thế cho nên hi-vọng của mỗi người cũng không nên quá lượng. Cái hi-vọng mình đã lớn thì sự dụng sức mình cũng phải nhiều: không chịu nhãng một ngày, không chịu


  1. Lạt.