Đến đâu ai cũng chê cười,
Tiểu kia tu có trót đời được đâu.
Biết chăng một đứa thương-đầu 5.
Mình là hai, với Thị-Mầu là ba.
Ra công nuôi bộ thực là,
Nhưng buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn.
Khi trống gióng, lúc chuông dồn,
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.
Phù trì như thổi ra ngay,
Lọ phương hoạt-ấu 6 lọ thầy bảo anh 7.
Độ trì đã sẵn kim-kinh 8,
Ma-vương 9 kia cũng phải kinh lọ là.
Thoi đưa tháng trọn ngày qua,
Mấy năm mà đã lên ba tuổi rồi.
Con mày 10 mà giống cha nuôi,
Hình dung ý tứ khác vời bản sinh.
Mai ngày đến lúc trưởng thành,
Cơ-cừu 11 dễ sáng tiền-trình hơn xưa.
CHÚ THÍCH — 1. Muốn cho được sống. — 2. Cù lao nghĩa là nhọc nhằn luôn (hoài), thường dùng để nói công ơn cha mẹ, đây là nói người trông nom nuôi nấng một đứa bé. — 3. Phù-đồ là tháp nhà chùa. — 4. Theo câu ca dao ta: « Tò vò mà nuôi con nhện... ». Ý nói nuôi con của người khác. — 5. Thương-đầu là đứa đã thông dâm với Mầu-thị mà đẻ ra đứa bé ấy. — 6. Hoạt-ấu là làm cho đứa bé sống. — 7. Bảo-anh là giữ gìn trẻ thơ. — 8. Là kinh vàng, chỉ kinh Phật. — 9. Là các ma quỷ. Ý nói nhờ đức Phật mà phù hộ cho đứa bé được mạnh khỏe. — 10. Con mày: con của người khác, mình xin về nuôi. — 11. Thúng và áo cừu; nói một người con nối nghiệp cha mà lại giỏi hơn cha, như con thợ uốn cung lại biết thêm nghề đan thúng, con thợ rèn biết thêm nghề làm áo cừu.
LÝ-VĂN-PHỨC 李 文 馥
Tự Lân-Chi, người làng Hồ-khẩu, huyện Vĩnh-thuận (nay thuộc Hà-đông) đậu Cử-nhân năm Gia-Long thứ 18 (1819), làm quan đến Tham-tri, sau bị cách chức. Đến năm Minh-Mệnh (mạng) thứ 11 (1830) được cử sang sứ bên Pháp, sau được khai phục. Năm Minh-Mệnh thứ 16 (1835) lại phụng mệnh sang sứ Tàu.