Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/133

Trang này cần phải được hiệu đính.
113
QUAN-ÂM THỊ-KÍNH

tra hỏi. Thị-Mầu đổ cho Kính-Tâm. Kính-Tâm khó bề biện-bạch, làng mới sai đánh và bắt khoán: thế lại mắc oan tầy đình lần thứ hai nữa.

IV. Được ít lâu Thị-Mầu sinh đứa con trai đem ra chùa bảo trả Kính-Tâm. Kính-Tâm nghĩ thương thằng bé mới đem về nuôi nấng chỉ mình biết lòng mình; được ba năm, đứa bé đã khôn lớn, coi bộ khôi-ngô, thì Kính-Tâm bỗng bị đau mất: thế là Phật đã cho siêu thân rồi đó. Trước lúc chết viết một bức thư để lại cho cha mẹ.

V. Sau sư vãi trong chùa ra thăm, xét di-hài mới biết Kính-Tâm là đàn-bà, bấy giờ làng mạc mới biết tình oan của bà. Lại đến khi nhà xem bức thư tuyệt-mệnh (mạnh) mới biết tội giết chồng là oan. Chồng từ khi bà đi cũng có lòng thương nhớ, đến khi thấu tình đầu, bèn cùng với cha mẹ bà sang bên chùa ma chay, rồi cũng trọn đời tu hành ở đấy. Sau đức Phật xét bà quả là người tu hành đắc-đạo cho bà làm Quan-âm bồ-tát.

Xét trong kinh Phật, bồ-tát (bodhisattva) là bậc tu-hành gần trọn đạo còn một kiếp nữa là thành Phật. Đức Quan-Âm cứ trong kinh Ấn-Độ tức là Avalokiteçvara, ngài sắp thành phật nhưng còn muốn cứu thoát cả chúng-sinh trong trần-thế rồi mới thăng Phật. Đến khi đạo Phật truyền sang Trung-quốc mới nhân truyện một vị nữ-thần là bà Thị-Kính mà đem làm Phật Quan-Âm. Kể đối với lịch-sử thì cũng có một phần sai lạc, nhưng cứ xét tình-tiết trong truyện thời thật là hay mà một người có bụng từ-bi như bà Thị-Kính này cũng đáng vào bực bồ-tát.

Đến như lời văn quyền (cuốn) truyện này thì dù không réo-rắt như văn Cung-oán, không sắc thép như văn truyện Kiều, nhưng thật thanh thoát tao nhã, nhiều đoạn không kém gì văn hai quyển kia mà không có chỗ nào quê kệch, câu nào non ép, thật cũng là một quyển truyện có giá trị trong quốc-văn ta.

91 — BÀ THỊ-KÍNH XUẤT GIA ĐI TU

Phòng riêng vò-võ hôm mai,
Trông ngày đằng-đẵng lại dài hơn năm.
Thương chàng giọt ngọc đầm-đầm.
Mùi ăn chẳng nhớ, giấc nằm chẳng ngon.
Nực cười sự cỏn còn con,
Bằng lông mà nẩy ra cồn Thái-sơn.