Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/126

Trang này cần phải được hiệu đính.
106
TRUYỆN

« Vẻ chi một mảnh hồng-quần,
« Chủ hoa đành đã đông quân 4 đấy rồi.
« Thôi thôi đã vậy thì thôi!
« Cũng liều má phấn cho rồi ngày xanh!
« Luân-thường cốt gánh lấy mình,
« Treo gương trinh bạch rành rành cho coi.
« Mảng bao dầy mỏng thói đời,
« Đợi tuần ráo cỏ 5 chê cười như không.
« Dẫu rằng mòn núi cạn sông,
« Gương này quyết chẳng soi chung mấy người.
« Lưỡi oanh khéo uốn ra lời,
« Gớm thay cái mặt con người vô-lương ».

CHÚ THÍCH. — 1. Dịch theo chữ tục-huyền (nối dây); dây đã đứt lại nối; nghĩa bóng là người góa (quá) lại lấy người khác. — 2. Xem câu chú thích (6) về bài thơ Vịnh bà Phan-thị-Thuấn ở trang 33. — 3. Luân-thường. — 4. Đông-quân là chúa mùa xuân làm chủ các hoa: người con gái đã hứa gả cho người nào cũng ví như hoa đã có chủ rồi. — 5. Điển cũ: ông Trang-tử xưa gặp một người con gái đang quạt mồ, ông hỏi, người ấy nói khi chồng chết có dặn lại rằng chờ cho đất mả ráo hãy đi lấy chồng, nên người ấy quạt cho chóng ráo. Bởi thế ta có câu: « Thương thay cho gái quạt mồ, ghê thay cho gái lấy vồ đập săng ».

NGUYỄN-ĐÌNH-CHIỂU 阮 廷 炤

Tục thường gọi là cụ Đồ-Chiểu, người làng Tân-khánh, huyện Bình-dương, tỉnh Gia-định trong Nam-kỳ; đậu tú-tài năm Thiệu-Trị thứ ba (1863). Chẳng may được ít lâu mắc đau, mù cả hai con mắt, cụ mới mở trường dạy học-trò ở tỉnh Biên-hòa, nhiều người nghe tiếng cụ đến theo học đông lắm.

Hồi quân Pháp sang đánh Nam-kỳ, cụ cũng theo các thân sĩ trong ấy chống cự lại, nay đây mai đó thật là gian-truân. Sau yên ổn rồi, cụ lại về Bến-tre lập một trường học, sinh-đồ càng ngày càng đông.

Nhà-nước biết cụ là người có tài mà chẳng may gặp cảnh khổ, định cấp cho cụ một số tiền để dưỡng lão, song cụ từ chối không lĩnh.

Về sau cụ ngày một yếu thêm, mắt đã mù tai lại điếc, thật là khối óc tinh anh phải giam hãm trong tấm thân tàn-tật; đáng ái ngại thay!