Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/12

Trang này cần phải được hiệu đính.
HÁN-VIỆT VĂN-BIỂU

§ 1. — HÁN-VĂN

I. — THỜI-KỲ THỨ NHẤT

TRIỆU — NỘI THUỘC — NGÔ — ĐINH — LÊ — LÝ SƠ
(tự thế-kỷ thứ II tr. T. C. đến giữa thế-kỷ thứ XI)

Thời-kỳ này là thời-kỳ hán-học truyền sang nước ta.

1. HỒI THỨ NHẤT: nội-thuộc hán (tự thế-kỷ thứ I tr. T. C. đến cuối thế-kỷ thứ II s. T. C.).

Trong hồi này hán-học truyền sang ta:

a) Nhờ các ông lương-lại Tàu: Nhâm-Diên, Tích-Quang, Sĩ-Nhiếp.

b) Nhờ mấy người nước ta sang du-học Tàu: Trương-Trọng, Lý-Tiến, Lý-Cầm.

2. HỒI THỨ HAI: bắc thuộc (tự đời Tam-Quốc về sau). — NgôĐinhLý sơ (tự đầu th. k. thứ III đến giữa th. k. thứ XI).

Trong hồi này hán-học truyền sang ta nhờ phật học, vì đạo phật bấy giờ rất thịnh.

Mấy ông sư vừa thâm phật-học vừa thâm hán-học: Vô-Ngại, Phụng-Định, Duy-Dám (nội-thuộc). — Thuận, Ngô-chân-Lưu (Đinh).

II. — THỜI-KỲ THỨ HAI

LÝ — TRẦN
(tự giữa th. k. thứ XI đến th. k. thứ XIV)

Trong thời-kỳ này trên triều-đình mới định phép học phép thi, chọn người khoa-mục bổ làm quan, dưới sĩ-phu nô nức học tập, nên nhân-tài xuất-thân ở hán-học đã nhiều và đã có các văn-gia trước-thuật. Vì thế mà hán-học được cùng với phật-học cùng tiến, rồi dần-dần át cả đạo phật.

Lý Thánh-Tôn (1054-1072): lập văn-miếu ở Thăng-Long;
Lý Nhân-Tôn 1075: mở khoa thi minh kinh bác học;
1076: lập quốc-tử-giám;
Trần Thái-Tôn 1232: mở khoa thi thái-học-sinh;
1253: lập quốc-học-viện;
Trần Anh-Tôn 1333: định lại phép thi;