Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/110

Trang này cần phải được hiệu đính.
90
TRUYỆN

Vội-vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ[1] răng.
Trong ngoài kín mít như bưng,
Nào ai còn dám nói-năng một lời!
Buồng đào khuya sớm thảnh-thơi,
Ra vào một mực, nói cười như không.

GIẢNG-NGHĨA. — Kiều mắc lận Sở-Khanh phải ra ở thanh-lâu ba năm. Sau gặp chàng Thúc-sinh mua về làm thiếp. Nhưng Thúc có người vợ cả ở nhà nghe tin ấy sinh lòng ghen. Đoạn này tả nỗi ghen của Hoạn-Thư, thuộc về thể văn vẽ người (portrait). Hoạn-Thư là một vai đàn-bà ghen trong truyện Kiều. Nhưng ghen cũng ba bảy đường: có thứ ghen nóng-nẩy vội-vàng, có thứ ghen nham-hiểm độc-địa. Hoạn-Thư vào hạng thứ hai này.

I. Nói về dòng-dõi và tâm tính Hoạn-Thư (6 câu trên). — a) Nàng là con nhà danh-giá nền-nếp: con quan Lại-bộ, gặp duyên may (duyên Đằng là duyên may-mắn gặp nơi sung-sướng; theo câu thơ cổ: « Thời lai phong tống Đằng-vương các » gặp vận may gió đưa vào gác vua Đằng) lấy chàng Thúc đã lâu.

b) Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều giàng buộc thì tay cũng già!

Cả cái tâm-tính Hoạn-Thư là thu lại trong hai câu ấy. Cứ đấy thì nàng không phải là người tầm-thường hèn-hạ mà là một người khôn-ngoan đến điều, đanh-thép có một: biết đường ăn nói, biết điều phải chăng, mà thao-lược cũng có, mưu-mô cũng nhiều.

II. Nói về tính-tình chí-ý nàng lúc bấy giờ (17 câu dưới). — Nhưng cái tâm-tính ấy nếu cứ ở cảnh thường thì cũng không lúc nào biểu-lộ ra được, tất phải gặp một cảnh biến mới phát-hiện ra, nghĩa là có gặp việc mới biết người vậy. Cảnh biến của Hoạn-Thư đây là gì? Là chồng có dan-díu với một người tình-nhân (vườn mới thêm hoa là ý ấy) mà giấu không cho mình biết.

a) Con người như thế, gặp việc như thế thì tính-tình tư-tưởng ra làm sao?

Lửa tâm càng dập càng nồng,

Nỗi căm-tức thật nồng-nàn lắm, cố nén cũng không được.

Nhưng Hoạn-Thư là một người vừa khôn vừa ngoan, nên dù máu ghen sôi-nổi đến đâu cũng không làm cho nàng mất trí phán-đoán


  1. Khẻ.