Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/108

Trang này cần phải được hiệu đính.
88
TRUYỆN

Có khi gốc tử 7 đã vừa người ôm!
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp-thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man-mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu-dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh-xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh (duềnh),
Ầm-ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

CHÚ THÍCH. — 1. Là tên lầu: nghĩa đen là sắc biếc đọng lại. — 2. Ý nói nàng Kiều. — 3. Là chén cùng với tình-nhân uống rượu mà thề chữ đồng (đồng sinh đồng tử). — 4. Là mẹ. Điển cũ: mẹ Vương-tôn-Giả đời Chiến-quốc bảo con: « Mày đi, tao tựa cửa đứng mong ». — 5. Là đạo con thờ cha mẹ. Chữ trong kinh Lễ: « Con thờ cha mẹ quạt khi nồng, ấp khi lạnh ». — 6. Là sân nhà cha mẹ. Điển cũ: Ông Lão-Lai đời nhà Chu đã 70 tuổi, một hôm mặc áo sặc-sỡ ra ngoài sân múa làm bộ như trẻ con để cha mẹ trông thấy được vui lòng. — 7. Gốc tử: Điển trong kinh Thi: « Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ » (Phải kính trọng từ cây dâu cây tử cha mẹ ta đã giồng). Gốc cây tử đã to rồi, ý câu ấy nói dễ cha đã già rồi.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Đoạn này thuộc về thể văn gì? — 2. Chia các đoạn mạch trong bài này.

3. Nàng Kiều ở trước lầu Ngưng-bích, xúc cảnh cảm hoài ra làm sao?

4. Phong-cảnh với người ta có liên-lạc thế nào? Khi buồn trông ngoại-cảnh ra thế nào? Giải-thích và bình-luận câu Kiều: « Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. »

II. Lời văn. — 1. Cắt nghĩa câu thứ nhì. — Mây sớm đèn khuya: nghĩa. — Chia tấm lòng: Ý nói gì? — Nghĩa câu thứ 10. — Nhặt (lặt) những tiếng điệp-tự trong bài này và nói giá-trị những tiếng ấy về sự hình dung các sự vật.

2. Tác-giả tả nỗi buồn của nàng Kiều thế nào? Chữ buồn trông láy đi láy lại bốn lần có hiệu-lực gì?