Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/103

Trang này cần phải được hiệu đính.
83
NGUYỄN-DU

4. Trong lịch-sử nàng Đạm-Tiên có những điều gì là đặc-sắc khiến cho nàng Kiều động lòng?

5. Nàng Kiều nghe chuyện Đạm-Tiên cảm-tưởng ra thế nào?

6. Việc gặp mả Đạm-Tiên quan-hệ đến thân thế Kiều sau này thế nào?

II. Lời văn. — 1. Hai câu 3, 4 tả cảnh gì? Cảnh sắc ấy có hợp với cảnh mùa xuân không? — Nghĩa những chữ thanh-minh, tảo mộ. Hai câu 9, 10 tả cảnh gì? — Hai câu 11, 12 tả chỗ nào? — Những chữ tà-tà, thơ-thẩn nói ý gì? — Thanh-thanh, nao-nao, sè-sè, dầu-dầu, những chữ ấy có hình dung được các sự vật không? — Mong-manh: nghĩa gì? — Thuyền-tình, trâm gẫy bình rơi: nghĩa những chữ dùng nghĩa bóng ấy. — Thì chi chút đỉnh: ý nói gì? — Mặc dầu cỏ hoa: ý nói gì? — Mồ vô chủ: tại sao? — Châu sa: nghĩa. — Mòn-mỏi, phôi-pha: nghĩa. — Vợ khắp người ta, ma không chồng: sao vậy? — Suối-vàng: nghĩa — Nét hoa: nghĩa bóng.

2. Trích những đoạn văn tả cảnh trong bài này để chứng rõ cái đặc-sắc lối văn tả cảnh trong truyện Kiều.

3. Tìm những câu chuyển (transitions) trong bài này và nói qua cách đặt những câu chuyển trong bài văn.

77 — KIỀU GẨY ĐÀN[1] CHO KIM-TRỌNG NGHE

TIỂU DẪN. — Từ khi Kiều đi chơi Thanh-minh gặp chàng Kim-Trọng, về nhà hai bên tơ-tưởng nhau; sau Kim đến tìm Kiều, hai bên đã mấy lần gặp nhau. Lần này sau khi hai người đã thề nguyền gắn bó cùng nhau, Kim mới bảo Kiều gẩy đàn cho nghe. Trong các đoạn văn tả tài đàn của nàng Kiều, đoạn này là dài nhất và hay nhất.

Rằng: « Nghe nổi tiếng cầm-đài,
Nước non luống những lắng tai Chung-Kỳ 1. »
Thưa rằng: « Tiện-kỹ 2 sá chi?
Đã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng. »
Hiên sau treo sẵn cầm-trăng 3,
Vội-vàng, Sinh đã tay nâng ngang mày.
Nàng rằng: « Nghề mọn riêng tay,
Làm chi cho bận lòng này lắm thân 4? »
So dần dây dây văn 5,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung, thương 6.
Khúc đâu Hán, Sở chiến tràng 7,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng xen nhau!


  1. Đờn.