Trang này đã được phê chuẩn.
147
PHỔ-THÔNG VĂN-HỌC

Bourget nói dễ dàng như để dạy.

Lê văn-Trương nói khó nhọc như để ghi chép mà học.

Sự khó nhọc nầy thấy rõ rệt trong quyển « Một trái tim » Nghĩa là nhằm vào một thời-biểu hơi xa rồi.

Gần đây. bắt đầu từ quyển « Một người » đến « Một lương tâm trong gió lốc », « Trong ao tù trưởng-giả » cho chí « Đứa cháu đồng bạc » — nhứt là « Đứa cháu đồng bạc » này, Lê văn-Trương đã triết-lý bớt dài sòng sọc, diễn-tả tâm lý bớt theo những đoạn dịch hẳn của tây: ngòi viết ông đã phóng khoáng được, đã tự do được, đã làm ông được « mình lại thành thật với mình »,

· · · · · · · · · · · · · · · · · · · · ·
Kiêu Thanh Quế (Mai)


Trở vỏ lửa ra

Đó là tên một bộ truyện dài của ông Phan Khôi vừa viết đăng trọn vẹn trong một số Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San số 41 ra ngày 16 Août 1939.

Đó là bộ tiểu-thuyết đầu tay của Phan Khôi tiên-sinh, khiến cho ai nấy đều chú ý.

Nhiều người, nhất là người Bắc-kỳ, không hiểu « Trở vỏ lửa ra », là gì, tưởng nên giải nghĩa ra ở đây.

Nguyên tục-ngữ có câu: « Con gái trở vỏ lửa ra », ở Trung Nam kỳ ai cũng biết cả. Bắc-kỳ cũng có tục ấy từ xưa, bây giờ ở Hanoi bỏ đã lâu rồi, nên ít người biết.

Nhà có đàn-bà đẻ, người ta buộc một cây ráy và một lẻ củi đã đun dở một đâu vào một với nhau, rồi lại buộc nó trên một cái nọc cắm ngoài ngõ, kêu bằng « khem ». Đẻ con trai thì cái lẻ củi giở đầu đã đun trở vào, con gái thì đầu ấy trở ra. Người đi qua, thấy cái khem thì biết trong nhà đẻ con trai hay con gái.

Câu tục-ngữ ấy cũng như câu chữ nho: nữ sinh ngoại hướng nghĩa là con gái sinh ra thì hướng ra bên ngoài.