Trang này đã được phê chuẩn.
102
PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYÊT-SAN

gác của một bà quả-phụ buôn hàng tấm ở phố Hàng Đào mà ở. Luôn ba năm trời, Nghi và Xuân-Sơn nương nhau như hình với bóng, khi đi tới trường, khi về nghỉ-ngơi hay rèn-tập trên cái gác con ấy, mối tình chí-thiết dẫu chị em ruột cũng không bằng.

Khi Nghi ở nhà bước chân đi, phán Thục trao trên tay nàng một trăm đồng bạc. Nghi cầm lấy mà hai hàng nước mắt chảy dài. Nàng tủi thân, nhớ đến song-thân và còn cảm cái hảo-tâm của anh rể. Người ta nói, giá lúc bấy giờ Nghi lấy nghĩa-lý trách cửu Thưởng, không thì chịu lụy chàng một chút, thì vị-tất chàng không chịu xuất học-phí cho Nghi như bốn năm vừa qua. Nhưng Nghi vốn có tính tự cao, gia dĩ tuổi trẻ hay phụ-khí, lại còn chịu ảnh-hưởng của cái hào của người anh rể một ít nữa, thành thử thiệt-thòi thì chịu lấy, chử không thèm mở miệng nói với con người tham mà ngu. Nàng vẫn biết cửu Thưởng ở đâu nhảy vào ăn không một cái gia-tài hàng vạn, còn nàng đi học phải nhờ nhõi người khác mới có tiền mà đi, đó là bởi sự bất-công vô-lý của cái chế-độ xã-hội hiện thời, mà cũng là cái dại của chị em nàng nữa. Biết vậy thì biết, nhưng nàng ham học quá, đang bỏ cả tâm-trí công-lực vào việc đèn sách dùi mài, không rồi đâu nghĩ đến sự lợi hại mà một người biết điều có thể coi khinh ấy.