Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

97
NHO-GIÁO


gây dựng cho dân thì dân nên, dạy dân thì dân theo, yêu dân thì dân mến, khiến dân làm thì dân được hòa, sống được vẻ-vang, chết người ta thương tiếc. Ai là người sánh kịp được. » (Tử-Trương, XIX).

Cái đức-vọng của Khổng-tử to như thế, nhưng đến ngày nay cái văn-hóa vật-chất quật-khởi lên, những dân-tộc ở Á-đông này đều nô-nức bỏ cũ theo mới, có người cho đạo của Ngài làm ngăn trở cho sự cải-cách, muốn trừ bỏ đi. Đó chẳng qua là vì sự náo-nhiệt trong cuộc hành-động một thời, người đời còn đang say đắm về đường công-lợi, chưa có thì giờ mà suy xét cho kỹ, cho nên mới lấy cái lầm lỗi của bọn hủ-nho mà bài bác cái đạo của Ngài. Nhưng thiết-tưởng xã-hội nào đã yên-trị, thì dẫu chẳng theo đạo của Ngài, tất cũng phải theo một đạo khác tương-tự như thế, để giữ lấy cương-thường trật-tự trong đám nhân-quần.

Đạo của Ngài là đạo chí-công chí-chính, khiến người ta phải theo thời mà biến-đổi, tức là đạo phải tiến-hóa luôn. Nhưng vì người đời thường hay hiểu lầm, dần dần thiên về mặt hư-văn. Đến nay sự khoa-học thịnh-hành lên, việc công-nghệ mở-mang ra, người ta bỏ được cái lối hư-văn đi, nhưng lại thiên về đường vật-chất. Xét ra cho kỹ, sự tiến-hóa thái-quá về đường vật-chất vị tất đã