Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

67
NHO-GIÁO


Tuy vậy lòng người vẫn bị những vật-dục làm mờ tối đi, thành ra thế-lực của bọn vu-nghiễn càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: « Tư-vu chưởng quần vu chi chính lệnh, 司 巫 掌 羣 巫 之 政 令: Quan Tư-vu cai-quản và sai khiến bọn vu-nhân. » (Chu-lễ: Tư-vu). Xem thế thì biết rằng đạo của thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế-lực bằng cái thuật của bọn vu-nghiễn. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học, mà thuật của bọn vu-nghiễn thì lan khắp ra cả bàn dân thiên hạ.

Nho. — Đời xưa người ta đi học đạo của thánh hiền gọi là nho 儒 tức là người đã học biết suốt được lẽ trời đất và người, để dạy bảo người ta ăn-ở cho phải đạo luân-thường. Nho là bởi chữ nhân 人 đứng bên chữ nhu 需 mà thành ra. Nhân là người, nhu là cần-dùng, tức là một hạng người bao giờ cũng cần-dùng đến để giúp cho nhân-quần xã-hội biết đường mà ăn-ở và hành-động cho hợp lẽ trời. Chữ nhu lại có nghĩa là chờ đợi, tức là người học giỏi, đợi người ta cần đến, sẽ đem cái tài trí của mình ra mà giúp việc đời. Phàm những người học nho-thuật thường là những người chuyên về mặt thực-tế hơn mặt lý-tưởng. Bởi vậy tự xưa đến nay, những người nho-học đều là người chực