Trang này đã được phê chuẩn.

10
NHO-GIÁO


cái tinh-thần Nho-giáo. Nhưng khốn thay người đời lãnh-đạm, ai nấy thấy cái học cũ đã đổ thì thôi, không ai lưu ý đến nữa. Vậy nên chúng tôi vì chút lòng hoài cổ, không quản sự khó-khăn, không sợ việc to lớn, đem cái sức nh mọn mà tự nhận lấy việc làm sách này, đêm ngày tìm kiếm, nghĩ-ngợi, cố tả cho rõ cái chân tướng của Nho-giáo, để họa may có bổ ích cho sự học của người mình được chút nào chăng. Dẫu tả không được đúng cái chân tướng ấy cho lắm, nhưng cũng là một việc làm để giữ lấy di-tích về sau. Chúng tôi nghĩ như thế, cho nên phải gắng sức tạm nhận lấy cái gánh nặng, chủ-đích là để cho những kẻ hậu-học sau này, ai muốn biết cái tinh-thần của xã-hội ta khi xưa bởi đâu mà sinh ra, và cái tinh-thần ấy về sau tại làm sao mà hư hỏng đi. Tưởng đó là một điều rất mật-thiết đến việc học ngày nay. Vì rằng việc tiến-hóa của một dân-tộc không phải là chỉ cần lấy học cho biết cái biết của người mà thôi, lại cần phải biết rõ những cái của mình đã có, để đem dung-hóa cái mới với cái cũ mà gây thành ra cái tinh-thần mới, có thể thích-hợp với cái hoàn-cảnh của mình, thích-hợp với cái trình-độ và cái tâm-tính của mình. Đó là sự mong-mỏi của chúng tôi, tấm lòng thành thực cứ đinh-ninh như thế vậy.