Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

56
NHO-GIÁO


phải là lý-tưởng của những bậc hiền-triết. Dần dần về sau những người trí-thức nghĩ-ngợi sâu-xa, mới hiểu rằng không lẽ ông Trời lại nhỏ hẹp như người ta và cũng có hình dáng như ta được, tất là một cái lý chí-linh, chí-diệu, làm chủ-tể cả muôn vật. Muôn vật sở dĩ sinh ra hay là hóa đi, đều do ở cái lý ấy chủ-trương. Vậy nên mới nói rằng: Trời là cái bản-nguyên của muôn vật.

Vũ-trụ lúc đầu là một cuộc hôn-mông mờ-mịt, không phân-biệt ra gì cả. Trong cuộc hôn-mông ấy có cái lý quang-minh, linh-diệu vô-cùng, tức là Thái-cực. Song Thái-cực là đơn-nhất, tuyệt-đối, ẩn-khuất không rõ ra, cho nên không sinh-hóa được. Muốn sinh-hóa thì phải có đôi, có tương-đối, có điều-hòa. Vậy nên Thái-cực biến-hóa thành ra âm và dương. Âm dương theo lẽ điều-hòa mà sinh ra ngũ hành là thủy, hỏa, kim, mộc, thổ, để biểu-thị những cái khí-chất đã thành hình.

Ta nên hiểu rằng: cổ-nhân dùng hai chữ âm dương là để biểu-thị hai cái tương-đối, như động tĩnh, sáng tối, cứng mềm v. v. và dùng những chữ thủy, hỏa, kim, mộc, thổ là để biểu-thị những cái vật-chất có thể tương sinh tương khắc với nhau. Đại ý là để khiến người ta hiểu rằng trong trời đất phải có cái đạo điều-hòa mới sinh hóa được. Hậu thế nhiều người ngộ nhận cái ý nghĩa ấy