Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

50
NHO-GIÁO


lâu ngày thành ra cái vỏ cứng, rồi cứ khô dần đi, không có cái khí sinh-hoạt làm cho ngày ngày càng mới thêm, càng tươi tốt thêm, thì tất là cái tinh-thần mất mòn đi, sau chỉ còn có cái xác không mà thôi. Ấy là chính lúc Nho-giáo cực thịnh, tức là lúc bắt đầu suy vậy,

Về sau các học-giả lại thiên về mặt khoa cử, tuy nói là chủ lấy Nho-giáo làm cốt, song chỉ chuyên-trị về đường từ chương thi phú, gây thành cái học hư-văn. Mãi đến thế-kỷ thứ XI và XII sau Tây-lịch kỷ-nguyên, bọn Tống-nho vì có cái ảnh-hưởng Lão-học và Phật-học, mới đem cái tinh-thần Nho-giáo mà phát-huy ra. Nhưng tập-tục đã lâu đời, cái lưu-tệ vẫn không bỏ đi được, và bọn Tống-nho lại thường hay câu-nệ về những tiểu-tiết, thành thử cái tôn-chỉ của Nho-giáo cứ sai lầm mãi. Tuy vậy, bọn Tống-nho cũng đã vãn-hồi được ít nhiều cái tinh-thần của Nho-giáo cũ, nhưng sau cái thời-đại trung-hưng ấy, Nho-giáo qua sang đời Minh, đời Thanh, lại kết thành một thứ vỏ khô, cứng-cỏi hơn trước. Bởi thế cái tinh-thần lại càng suy nhược lắm nữa.

Đến nay thời cục biến-đổi, cái thế lực tân-học mạnh lên, lòng người thiên về đường trí xảo, tình-cảm càng ngày càng đơn bạc, văn-hóa vật chất cực thịnh, Nho-giáo tự-hồ cái nhà cũ đã hẩm nát hết cả, động đến