Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

44
NHO-GIÁO


mà khiến người ta thiên về đường tư-lợi, thành ra làm mất cái lẽ điều-hòa, cái bình-hành tự-nhiên.

Vậy nên Khổng-tử chủ dạy người ta cầu lấy đạo nhân, để theo trực-giác mà hành-vi, nghĩa là cầu lấy trí tự-nhiên hơn là cầu lấy cái trí-thuật để suy tính những điều hơn thiệt. Cái trí-thuật thường hay mượn cái lý-trí để làm tối mất chân-lý. Lý-trí của người ta dẫu minh-mẫn thế nào, cũng có cái giới-hạn, không hiểu biết được nhanh và sâu-xa như trực-giác. Có lắm điều cứ để tự-nhiên theo trực-giác thì biết rõ ngay được, mà dùng lý-trí đề suy xét, thì nghĩ-ngợi mãi không ra mành-mối. Là vì những sự biết mẫn-tiệp và sâu-xa là thường do trực-giác, chứ không phải là do lý-trí. Song khi đã biết điều gì rồỉ, tất phải dùng lý-trí mà kiểm-soát lại, để biết cho rõ những điều đã do trực-giác mà biết. Bởi vậy không nên quá tin ở lý-trí, sợ nó làm mất cái trung, tức là không thích-hợp với cái lý tự nhiên của trời đất. Người ta mà chuyên-trọng lý-trí thái-quá, thì có thể khôn-ngoan tinh-xảo lắm thật, nhưng càng khôn-ngoan tinh-xảo bao nhiêu thì lại càng làm cho đời người thành ra một cuộc chiến-đấu rất thê-thảm bấy nhiêu, không lợi gì cho cái sinh-thú ở đời.