Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

39
NHO-GIÁO


có cái thái-độ điều-hòa, cái bình-hành hoàn-toàn, thì cái trực-giác thành ra mẫn-nhuệ, trông cái gì thấy ngay được đến phần rất sâu-xa, u-uẩn.

Giữ được cái thái-độ điều-hòa và cái bình-hành hoàn-toàn, tức là giữ được cái trung. Cứ ở trong cái trung ấy mà hoạt-động, mà lưu-hành theo thiên-lý, rồi cứ đôn-đốc cái tình-cảm cho thật hậu, thì tất là đến bậc nhân. Người nào tu-dưỡng đến bậc nhân, thì cái tinh-thần rất hoạt-động, xem xét điều gì cũng biết rõ thực hư, và sự hành-vi bao giờ cũng hợp với đạo thái-hòa của trời đất. Đã nhân mà lại thành, là bậc thánh. Thành là chân-thực, đúng như cái lý tự-nhiên của trời đất. Người chí-thành tưc là người đã khiến mình trở nên thuần-túy như cái nguyên-tính của Trời phú cho, thì tự khắc biết được hết cái tính của muôn vật, và có thể giúp sự hóa-dục của trời đất mà sánh ngang với trời đất. Bởi thế cho nên mới gọi là thánh. Cái tôn-chỉ đạo Khổng rút lại chỉ có thế mà thôi. Còn những điều hiếu nghĩa lễ trí trung tín đều bởi đó mà ra cả.

Cứ như ý-kiến của Khổng-tử, thì vạn vật ở trong vũ-trụ cứ biến-hóa theo lẽ điều-hòa và lẽ tương-đối mà lưu-hành mãi mãi, không lúc nào nghỉ. Thiên-đạo đã không nhất-định, thì ở đời có việc gì là việc nhất