Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

297
NHO-GIÁO


tháng giêng vua nhà Chu »:[1], để tỏ cái ý vẫn nhận nhà Chu làm chủ cả thiên-hạ. Lệ nước Tàu lấy lịch số làm quan-trọng, cho là cái biểu-hiệu sự chịu mệnh-trời của nhà làm vua, cho nên về sau cứ hằng năm nhà vua ban lịch ra, để tỏ cái quyền chính-thống thuộc về mình.

Xem kinh Xuân-thu thì phải biết ý nghĩa và vị-trí từng chữ. Mỗi chữ là để định rõ người tà người chính, như Thiên-tử chết thì chép chữ băng 崩, vua Chư-hầu chết thì chép chữ hoăng 薨, ông vua đã cướp ngôi, làm sự tiếm-thiết mà chết, thì chép chữ tồ 殂, người làm quan ngay chính chết, thì chép chữ tốt 卒, người làm quan gian nịnh chết, thì chép chữ tử 死.

Người nào có danh phận chính-đáng thì chép rõ chức phẩm và tên tự; người nào mà danh phận không chính-đáng, thì dẫu có chức phẩm gì, cũng chỉ chép có một tên tục mà thôi.

Sự khen chê của Ngài cốt ở những chữ Ngài dùng. Có khi chỉ vì có một chữ chê mà


  1. Nguyên lịch bên Tàu đời trước vẫn không nhất-định. Nhà Hạ lấy tháng dần là tháng giêng làm đầu năm, nhà Thương lấy tháng sửu là tháng chạp làm đầu năm, nhà Chu lấy tháng tí là tháng mười-một làm đầu năm, nhà Tần lấy tháng hợi là tháng mười làm đầu năm. Đến đời vua Vũ-đế nhà Hán mới theo lịch nhà Hạ lấy tháng dần làm đầu năm. Từ đó đến nay vẫn theo lịch nhà Hạ.