Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

296
NHO-GIÁO


tử: Ly-Lâu hạ). Nghĩa là Ngài lấy truyện ở trong các sách nước Tấn, nước Sở, nước Lỗ, mà biểu-thị cái ý nghĩa của Ngài muốn bày tỏ ra. Thời Xuân-thu bấy giờ xã-hội Tàu loạn-lạc, vua các nước Chư-hầu làm nhiều điều bạo-ngược và ai cũng muốn lấn quyền của thiên-tử nhà Chu. Ngài không muốn để sự phê-bình phán-đoán của Ngài động chạm đến những người quyền-thế đương thời, vả lại cái học sâu xa của Ngài thường là cái học tâm-truyền, cho nên Ngài mượn lối văn làm sử, nói việc đã qua, để ngụ cái vi ý của Ngài.

Sách Trang-tử cũng nói ở thiên Thiên-hạ rằng: Xuân-thu dĩ đạo danh phận 春 秋 以 道 名 分: Sách Xuân-thu là để nói danh và phận ». Vậy cứ theo những ý-kiến của những nhà đại hiền-triết đời Chiến-quốc, thì sách Xuân-thu thật là sách để tâm-truyền cái đại-nghĩa danh và phận về đường luân-lý và chính-trị, chứ không phải là sách chép sử như người thường vẫn hiểu lầm.

Sách Xuân-thu có ba chủ-nghĩa là: Chính danh tự, định danh phận, ngụ bao biếm. Chủ ý của Khổng-tử là tôn vua nhà Chu. Dẫu đời bấy giờ các nước Chư-hầu có nhiều người không biết đến vua nhà Chu nữa, nhưng Ngài chép ngay đầu sách là: « Xuân vương chính nguyệt 春 王 正 月: Mùa xuân