Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

33
NHO-GIÁO


cũng giống như cái học-thuyết thiên địa vạn vật nhất thể (panthéisme) của những nhà triết-học bên Âu-châu về thế-kỷ thứ XVII và XVIII vừa rồi, như Spinoza người nước Hà-lan, FichteHegel người nước Đức. Cái học-thuyết ấy cho Trời với vạn vật cùng đồng một thể, và cái bản-thể của Trời hiển-hiện ra trong sự biến-hóa của vạn vật. Cái học ấy có cái lý-thuyết rất cao, nhưng chưa đúng hẳn cái lý-thuyết của Nho-giáo đời trước. Nho-giáo dẫu theo cái lý-thuyết thiên địa vạn vật nhất thể, nhưng chỉ nói vạn vật chịu một phần thiên-lý của Trời phú cho mà thôi, chứ Trời vẫn là một thể độc-lập. Tuy có nói thiên-lý lưu-hành khắp cả vũ-trụ, là một cách nói cái ý cho Trời ở đâu cũng có, mà lúc nào cũng có sự biến-hóa và sự hành-động, nhưng không bao giờ nói Trời ở trong vạn vật, mà cũng không bao giờ nói vạn vật chung qui lại hợp thành một thể với Trời. Trời với vạn vật tuy đồng lý đồng khí, nhưng vẫn riêng, tựa như con một cha mẹ sinh ra, đồng khí đồng huyết, thế mà vẫn khác nhau. Nho-giáo chỉ nói rằng: Trời sinh ra người có phú tính cho, tức là phú cho một phần thiên-lý. Phần thiên-lý ấy là cái tâm, là cái tinh-thần của người ta. Nhờ cái tinh-thần ấy người ta mới biết cái cỗi gốc của người là do ở Trời, và người với Trời có thể tương