Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

290
NHO-GIÁO


nhất ngôn dĩ tế chi, viết: tư vô tà 詩 三 百,一 言 以 蔽 之,曰:思 無 邪: Ba trăm bài trong kinh Thi, lấy một lời mà nói trùm cả là: không nghĩ bậy ». (Luận-ngữ: Vi-chính, II).

Kinh Lễ. — Kinh Lễ là bộ sách chép những lễ-nghi để hàm-dưỡng những tình-cảm tốt, để giữ cái trật-tự cho phân-minh và để tiết-chế các tình-dục. Phàm những tình-cảm của người ta mà không có cái gì để bồi-dưỡng luôn, thì dần dần nó biến đổi đi, hay có thể hóa dở được. Dùng lễ là có ý để gây nuôi lấy những cái tình-cảm tốt. Người ta ở trong xã-hội có những việc quan-hệ đến phong-tục, đến tôn-giáo, nếu không có phép tắc rõ-ràng, thì việc tế-tự. việc hiếu, việc hỉ, cách ăn uống ở làng, ở nước thành ra hồ-đồ hỗn-độn, việc thù-tiếp, cách đối-đãi, thành ra khó xử. Dùng lễ để phân biệt tôn ti, thân sơ, và để giải-quyết những sự hiềm-nghi. Người ở đời ai cũng có lòng tư-dục, nếu không có qui-củ để phòng giữ trước, thì thường nó hay khiến người ta làm những điều bất nhân phi nghĩa. Dùng lễ là để tài-chế sự hành-vi cho hợp lẽ phải. Lễ quan-trọng như thế, cho nên Nho-giáo rất chuộng lễ, cho là: « Phàm nhân chi sở dĩ vi nhân giả, lễ nghĩa giã 凡 人 之 所