Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

284
NHO-GIÁO


Tạp-quái-truyện 雜 卦 傳, gồm tất cả là mười thiên, gọi là Thập-dực 十 翼, hay là Truyện 傳, Ngài lại lấy nghĩa lý mà phân kinh Dịch ra làm thượng hạ hai thiên, gọi là Thượng-kinh 上 經 và Hạ-kinh 下 經. Thượng-kinh thì để quẻ Kiền, quẻ Khôn lên đầu, vì rằng Kiền và Khôn là bản thủy của âm và dương, tôn-tổ của vạn vật (Kiền Khôn giả âm dương chi bản thủy, vạn vật chi tổ tôn 乾 坤 者 陰 陽 之 本 始,萬 物 之 祖 宗). Hạ-kinh thì để quẻ Hàm, quẻ Hằng lên đầu, vì rằng Hàm và Hằng là cái mối đầu của nam nữ, cái đạo của vợ chồng (Hàm Hằng giả nam nữ chi thủy, phu phụ chi đạo 咸 恆 者 男 女 之 始,夫 婦 之 道); nhân-đạo do ở đó mà hưng-thịnh lên vậy.

Từ đó, kinh Dịch có 2 thiên Kinh và 10 thiên Truyện, cả thảy là 12 thiên.

Trong những thiên Truyện, Khổng-tử giải thích rõ-ràng các ý nghĩa sâu xa ở kinh Dịch và phát-huy những cái tư-tưởng uyên-áo về tạo-hóa và những quan-niệm đặc-biệt về vũ-trụ và vạn vật. Ngài lập thành cái nền lý-học của Nho-giáo. Về sau các nho-giả đời Tống đều sở cứ vào kinh Dch mà thiếp-lập ra các học-thuyết rất có giá-trị. Khổng-tử nói rằng: « Phù Dịch khai vật, thành vụ, mạo thiên-hạ chi đạo, như tư nhi dĩ. Thị cố thánh-nhân dĩ