Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

283
NHO-GIÁO


có cái gì là đơn-nhất tuyệt-đối: đạo âm không phải là bao giờ cũng tiểu-nhân, hễ có hại cho đạo dương, thì mới là tiểu-nhân, chứ giúp được cho đạo dương, thì lại là quân-tử; cũng như điều lợi không phải là bao giờ cũng bất thiện, hễ có hại cho điều nghĩa, thì mới là bất thiện.

Vậy nói Dịch là nói sự biến đổi để theo đạo. Đạo ấy là nhân nghĩa trung chính: theo đạo ấy là theo lẽ phải, lẽ hay mà sửa mình, chứ không phải theo đạo ấy để làm những điều trái lẽ công chính. Cho nên mới nói rằng: « Dịch vi quân-tử mưu, bất vi tiểu-nhân mưu 易 爲 君 子 謀,不 爲 小 人 謀.Đạo Dịch chỉ mưu cho người quân-tử, chứ không mưu cho kẻ tiểu-nhân ».

Đến đời Khổng-tử, Ngài mới theo những Thoán-từ của Văn-vương và Hào-từ của Chu-công, và lấy nhân-sự thiết-thực mà cắt nghĩa thêm ra cho rõ, tức là Thoán-truyện 彖 傳 và Tượng-truyện 象 傳. Giải cái tượng cả quẻ, gọi là đại-tượng 大 象, giải cái tượng một hào, gọi là tiểu-tượng 小 象. Ngài sợ rằng cắt nghĩa như thế chưa đủ. Ngài lại làm thêm những thiên: Hệ-từ-truyện 繫 辭 傳, Văn-ngôn-truyện 文 言 傳, Thuyết-quái-truyện 說 卦 傳, Tự-quái-truyện 序 卦 傳,