Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

271
NHO-GIÁO


nào cả. Khổng-giáo tối kị sự chếch-lệch ấy, làm mất cái bình-hành và cái điều-hòa, là những cái cốt-tử, bất kỳ làm việc gì cũng cần phải có. Hãy xem như xã-hội ta ngày xưa, vì hiểu lầm, mà thiên về đường thủ cựu thái quá, hơi một tí gì cũng lấy cổ-nhân ra làm tiêu-chuẩn, chứ không biết tìm cách mà biến-đổi cho vừa phải, cho nên mới thành ra bại vong. Ngày nay thì lại trái hẳn, ai cũng muốn biến-đổi, phàm cái gì của ông cha đã xây đắp lên, thì đem hủy hoại hết, không phân-biệt phải trái gì cả. Như thế càng hủy-hoại cái nền cũ đi bao nhiêu, thì sự biến-đổi lại càng làm loạn nhân tâm bấy nhiêu, chứ vị tất đã thành được cái thật hay thật đẹp. Đó là sự chếch-lếch không có điều-hòa, không có bình-hành, trái với cái đạo tùy thời mà vẫn trung-dung của Khổng-giáo.

Trung-dung là theo thiên lý mà giữ lẽ điều-hòa, khiến cho không có điều gì chếch-lệch.

Trung là chính giữa, không lệch về bên nào, dung là bình thường, không thái quá hay bất cập. Trung-dung là cái thể trung-bình ở vào thái-độ nào cũng giữ được cái điều-hòa, cái bình-hành. Cao đến đâu cũng có trung-dung, mà thấp thế nào cũng có trung-dung, không ở vào cảnh-ngộ nào là không có trung-dung. Song muốn theo cho đúng lẽ trung-dung, thì phải biết suốt được