Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

270
NHO-GIÁO


là không có điều gì là mâu-thuẫn, mà lại là một điều quan-hệ đến tâm-lý-học rất tinh-thâm. Xưa nay ta sở dĩ lầm lỗi là bởi ta hiểu không rõ hết các ý-nghĩa đó mà thôi.

Phàm sự sinh-hoạt của loài người là thường vẫn phải bị cái thế-lực vô-hình của ông cha đời trước. Cái thế-lực ấy tức là cái tinh-thần rất linh-hoạt của các dân-tộc. Thường những cuộc thịnh suy là bởi đó mà ra cả. Nhờ có cái thế-lực ấy cho nên các xã-hội mới vững-bền và mới có cái thống-hệ trong cách sinh-hoạt và trong sự chính-trị. Khổng-tử hiểu rõ những lẽ ấy cho nên Ngài mới lấy cái quan-niệm hiếu-cổ làm cái dây liên-lạc để giữ cho chắc-chắn cái nền của xã-hội, tức như là một thứ keo, thứ hồ, để gắn cho chặt các phần-tử trong một đoàn-thể. Hiếu cổ nhưng vẫn phải giữ đạo trung, nghĩa là phải giữ vững cái nền tốt đã có sẵn, rồi cứ theo thời, theo trình-độ của nhân quần mà tiến lên cho hợp thời. Cách tiến-hóa như thế, thì bao giờ cũng điều-hòa, cũng có trật-tự, rất chắc-chắn vững-vàng không đến nỗi có những cuộc đại biến làm loạn được nhân tâm.

Song phải biết rằng nếu hiếu-cổ mà không biết tùy thời, thì lâu ngày thành ra hủ-bại, hoặc tùy thời mà không hiếu-cổ thì thành ra rối loạn, vì không thể sở cứ vào cơ-bản