Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

266
NHO-GIÁO


tưởng nhân-dân trong thiên-hạ đỡ được bao nhiêu những việc chính-trị hà-khốc, làm cho người ta khỏi phải lầm-than nhiều nỗi vậy.

Đạo của Khổng-tử gồm cả phần hình-nhi-thượng và phần hình-nhi-hạ như đã nói ở trên, là cái đạo chủ ở sự theo thiên lý mà hành-động. Thiên lý lưu-hành bất tức, nghĩa là biến-hóa hết thái-độ nọ, đến thái-độ kia, để tìm lấy cái điều-hòa, cái bình-hành. Sự lưu-hành của thiên lý phảng-phất giống như nước chảy vậy. Chỉ khác có một điều là nước chảy thì khi hai mặt nước đã phẳng bằng nhau rồi, không chảy nữa. Đằng này thì lúc nào cũng lưu-hành không nghỉ, do điều-hòa đến không điều-hòa, rồi lại do không điều-hòa đến điều-hòa, tức là do cái tương thành mà hóa ra cái tương phản, rồi lại do cái tương phản mà hóa ra cái tương thành, cứ thế mà biến-hóa mãi mãi. Điều-hòa và không điều-hòa là hai cái lý-tưởng, hay hai cái thế-lực tương đối nhau, không lúc nào rời nhau ra được, mà ở đâu cũng có. Âm và dương là biểu-thị hai cái thế-lực ấy, cho nên mới nói rằng không đâu là