Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

30
NHO-GIÁO


nhận có cái chân-lý tuyệt-đối là lý Thái-cực làm chủ-tể cả vũ-trụ, So với phái Eléates thì Nho-giáo tuy nhận có lý Thái-cực, nhưng cho lý ấy siêu-việt quá, nhân trí không thể biết rõ được cái tĩnh-thể của lý ấy, ra thế nào, vậy nên chỉ xét cái động-thể của lý ấy, cho vạn vật do sự biến-hóa của thiên-lý mà sinh ra, và vạn vật là thực có, chứ không phải là ảo-ảnh.

Nho-giáo dùng Dịch-học, lấy cái vạch đứt và cái vạch liền mà biểu-thị sự biến-hóa của thiên-lý, và lấy số cơ ngẫu mà tính ra vận-mệnh xoay vần của thế-gian, tức là tương hợp với cái số-học của phái Pythagoriciens. Nhưng có một điều hơi khác, là Nho-giáo cho vạn vật do Trời sinh ra, song vật nào cũng có tính-cách tự-do để hành động, mà theo cho hợp thiên-lý, mà sau khi chết rồi, hình như cái tinh-thần vẫn còn giữ cái tính-cách đặc-biệt mà lưu-hành, mà biến-hóa, chứ không hỗn-hợp hẳn vào Đại-toàn-thể, như cái lý-tưởng của học-phái « thiên địa vạn vật nhất thể » ở bên Tây.

Nguyên cái học của Nho-giáo vẫn có hai phần: Phần hình-nhi-thượng-học và phần hình-nhi-hạ-học. Phần hình-nhi-thượng-học tức là phần tâm-truyền (enseignement ésotérique) nói về những lẽ huyền-bí của tạo-hóa, thì để riêng cho số ít người có tư-cách đặc-