Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

29
NHO-GIÁO


Thuở ấy lại có những người như bọn ParménideZénon d'Elée thuộc phái Eléates xướng lên cái học-thuyết phản-đối với học-thuyết của phái Ioniens, cho vạn vật đều là ảo-ảnh cả, chỉ có cái lý độc-nhất là thực có mà thôi. Hai phái ấy công-kích nhau rất kịch-liệt.

Cùng đồng-thời với hai phái ấy, lại có Pythagore, tị-tổ phái Pythagoriciens, lấy số học mà lập ra cái học-thuyết theo chủ-nghĩa thiên địa vạn vật nhất thể (panthéisme) cho vạn số cùng đồng một thể với cái lý độc-nhất.

Sau những học-phái ấy, vào cuối thế-kỷ thứ V trước Tây-lịch kỷ-nguyên, có Socrate khởi xướng ra cái đạo nhân-sinh triết-học, lấy nhân-sự làm trọng, cho việc ngoài nhân-sự là việc của Trời, người ta chỉ nên chú-ý về sự tìm lẽ chí-thiện trong đạo luân-lý, để làm chuẩn-đích cho sự hành-vi ở đời. Ông lấy sự mình tự biết cái bản-tính của mình (connais-toi toi-même) làm cơ-bản sự học luân-lý.

Vậy đem những tôn-chỉ của các học-phái ấy ở Tây-phương mà so với tôn-chỉ của Nho-giáo, xem ra Nho-giáo tổng-hợp được cả những cái lý-tưởng vừa nói trên kia. So với phái Ioniens, thì Nho-giáo theo sự kinh-nghiệm mà nhận cái lẽ biến-hóa của vạn vật làm chân-lý, nhưng trên cái chân-lý ấy lại