Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

210
NHO-GIÁO


vô cải là xử cảnh biến, thì không đổi ngay cái đạo của cha mẹ. Hai điều ấy hàm cái ý phục-tùng, song phục-tùng theo đạo phải, chứ không phục-tùng một cách thuận-thụ, không biết phân-biệt phải trái gì cả.

Sách Luận-ngữ chép rằng: Mạnh Ý-tử hỏi hiếu. Khổng-tử đáp lại rằng: « Vô vi », rồi sau Phàn-Trì không hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy, mới hỏi lại, Ngài giải rõ nghĩa là: « Sinh sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ 生 事 之 以 禮,死 葬 之 以 禮,祭 之 以 禮: Sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế ». (Luận-ngữ: Vi-chính, II). Vậy sự vô vi đó là sự thờ cha mẹ cho đúng lễ. Lễ là hợp nghĩa lý, là vừa phải, chứ không thái-quá hay bất-cập, miễn là « xứng gia chi hữu vô 稱 家 之 有 無: vùa sức nhà giàu nhà nghèo mà làm cho phải lẽ thường ». (Lễ-ký: Đàn-cung thượng). Có chỗ Khổng-tử lại nói rằng: « Lễ dữ kỳ xa giã, ninh kiệm; tang dữ kỳ dị giã, ninh thích 禮 與 其 奢 也,寧 儉;喪 與 其 易 也,寧 戚: Lễ với xa-xỉ, thì thà rằng kiệm-ước còn hơn; tang với nghi-văn quá, thì thà rằng thương buồn còn hơn ». (Luận-ngữ: Bát-dật, III). Nghĩa là nếu theo lễ mà không được trung-dung, thì thà bất-cập còn hơn thái-quá. Ngài nói như thế, nhưng chủ-ý là vẫn bảo phải theo lễ. Theo lễ là theo cái lý phải.