Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

206
NHO-GIÁO


Về việc giao-hóa, thì Khổng-tử cho là người ta ở đời, ai cũng có cái tính của trời đất phú cho. Cái tính ấy thì ai cũng như ai, nhưng rồi vì sự tập-quán mà thành ra mỗi người một khác, duy chỉ có bậc thượng trí với đứa hạ ngu thì mới không biến-đổi mà thôi: « Tính tương cận giã, tập tương viễn giã, duy thượng trí dữ hạ ngu bất di 性 相 近 也,習 相 遠 也,唯 上 智 與 下 愚 不 移 » (Luận-ngữ: Dương-Hóa, XVII) Bâc thương trí là đã bẩm-thụ cái khí rất thanh của trời đất, thì ngay từ lúc đầu đã hoàn-toàn rồi, knông phải thay đổi gì nữa. Đứa hạ ngu đã bẩm-thụ cái khí rất trọc, thì dẫu có dạy bảo thế nào cũng không trở nên hay được. Còn những bậc trung-nhân, thì tùy cái giáo-dục, cái tập-quán, mà thành ra người hay người dở. Khổng-tử nói rằng: « Thiếu thành nhược thiên tính, tập quán như tự-nhiên 少 成 若 天 性,習 慣 如 自 然: Tập thành từ lúc nhỏ, cũng như thiên tính, tập quen cũng như tự-nhiên. » (Đại-Đái Lễ). Người ta đã học tập điều gì lâu ngày thành quen, thì chẳng khác gì cái tính tự-nhiên bẩm-thụ của trời đất. Vậy nên Ngài lấy sự giáo-hóa làm quan-trọng cho người ta ở đời trong xã-hội.

Trong nhân-loại tuy có bậc thượng trí và người hạ ngu, nhưng bao giờ cũng là số ít, số rất ít; còn phần nhiều là hạng trung nhân