Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

204
NHO-GIÁO


hiểu lắm. Vậy nên Ngài muốn không nói mà dạy được, nghĩa là Ngài muốn khiến kẻ học-giả tự suy-xét lấy mà hiểu, hơn là đợi người ta giảng dạy mà không hiểu.

Bởi lẽ ấy cho nên những điều có ý-nghĩa khó-khăn là Ngài không hay bàn đến. Sách Luận-ngữ chép rằng: « Tử hãn ngôn lợi dữ mệnh dữ nhân 子 罕 言 利 與 命 與 仁: Phu-tử ít nói đến lợi cùng mệnh và nhân. » (Luận-ngữ: Tử-hãn, IX). Ngài ít nói đến lợi, là vì lợi có thể làm hại cho nghĩa, sợ người ta hiểu không hết lẽ, rồi hoặc là đắm-đuối vào cái ti-cận quá, hoặc là lại siêu-việt ra xa quá; Ngài ít nói mệnh và nhân, là vì cái nghĩa chữ mệnh rất tinh-vi, cái đạo nhân rất to lớn, sợ người ta hoặc là thiên về mặt cao-xa quá, hoặc là theo không kịp, thành ra thất kỳ trung.

Cách Khổng-tử lập giáo là Ngài cho nhân-loại số nhiều chỉ hiểu được những điều thiển-cận giản-dị mà thôi. Còn những điều uyên-áo cao-xa, dẫu có đem ra giảng dậy, người ta cũng không hiểu hết cả mọi ý-nghĩa, thành ra lại làm loạn cả tinh-thần mà không được việc gì. Vì thế cho nên đối với người thường là Ngài không nói những điều người ta không thể hiểu được, hay là những điều có thể làm cho người ta hiểu lầm được. Bởi vậy mới nói rằng: « Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần 子 不 語 怪,力,亂,神: Phu-tử