Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

23
NHO-GIÁO


suy nhược, thì tưởng ta phải biết rõ cái tinh-thần Nho-giáo và cái tinh-thần Tây-học khác nhau thế nào.

Văn-hóa của Nho-giáo chủ ở sự theo thiên-lý mà lưu-hành, cốt giữ cái tình-cảm cho hậu, trọng những điều đạo đức, nhân nghĩa, ưa cái tính chất-phác và những việc giản-dị. Bởi thế cho nên cái tính-chất người mình hay trì-thủ, thích sự yên-lặng, chỉ vụ lấy được hòa bình mà sinh-hoạt ở đời. Cái văn-hóa ấy rất thích-hợp với cái tính tình của những dân-tộc chuyên nghề canh-nông như dân-tộc ta. Văn-hóa phương Tây chủ ở sự theo nhân-dục mà hành-động, cốt lấy sự mở-mang nhân trí làm trọng, dùng lý-trí mà suy-xét mọi điều, để tìm cách ngăn-ngừa những cái thế-lực tự-nhiên, lập thành một cuộc sinh-hoạt rất hùng cường. Bởi vậy các môn khoa-học rất thịnh hành, nhân-dân chuộng những điều trí-xảo, số nhiều người tài giỏi khôn-ngoan, mà ai cũng muốn sự hoạt-động mạnh-mẽ. Cái văn-hóa ấy thích-hợp với tính tình của những dân-tộc chuyên về việc công-nghệ và việc thương-mại. Văn-hóa của Nho-giáo thì có thể làm cho đời người tuy không được rực-rỡ chói-lói cho lắm, nhưng thường làm cho người ta có cái sinh-thú rất hay. Văn-hóa phương Tây thì làm thành cuộc đời rất mỹ-lệ, tài trí đều mở-mang, cái gì