Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

184
NHO-GIÁO


sự học, giữ cho vững dẫu chết không thay đổi, làm cho cái đạo hay hơn lên[1]. Không vào nước đã nguy, không ở nước có loạn[2], đời có đạo thì ra làm mọi việc, đời không có đạo thì ẩn mà sửa mình[3]. Nước có đạo mà mình nghèo và hèn là xấu-hổ; nước không có đạo mà mình giàu và sang là xấu-hổ[4]. » Người quân-tử có học, có thủ: cái chí học-


  1. Dốc lòng tin là nói hết sức tin cái hay cái tốt của đạo thánh hiền. Có òng tin ấy thì mới ham sự học, song có lòng tin mà không học, thì cái tin ấy có khi lầm. Có thủ tử với đạo, thì mới làm cho đạo hay hơn, tốt hơn lên, song thủ tử mà không làm cho đạo hay hơn, tốt hơn lên, thì thành ra chết uổng mà thôi. Xem vậy thì thủ tử là cái hiệu-quả của lòng đốc tín, mà thiện đạo là cái công-quả của sự hiếu học.
  2. Khổng-tử đã nói: « Quân-tử kiến nguy thụ mệnh » nghĩa là người quân-tử thấy có sự nguy cấp, thì trao cái tính-mệnh của mình mà làm cho hết việc bổn-phận. Song khi đi ra nước khác thấy nước ấy sắp đổ, thì không vào: Vì mình vào nước ấy đã không làm được việc gì mà lại hại lây đến mình. Nước loạn tuy chưa nguy, nhưng kỷ-cương rối loạn, người có tài có đức không thi-thố được, thì chẳng bỏ mà đi còn ở làm gì.
  3. Đời có đạo là có kỷ-cương trật-tự, thì người quân-tử nên ra mà ứng dụng, để đem cái đạo thi-hành ra ở đời; nếu đời không có đạo, người quân-tử làm gì không được, thì lui mà sửa mình cho phải đạo, tức như lời Mạnh-tử nói rằng: « Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên-hạ » vậy.
  4. Nước có đạo, thì những kẻ hiền-tài đều ra ứng dụng cả, mà mình không làm được gì, phải chịu là hạng người nghèo hèn, như thế là đáng xấu-hổ. Nước vô đạo, thì những kẻ gian-nịnh đắc thế, mà mình không giữ được cái tiết cho trong sạch, cùn ra dong ruổi với bọn tiểu-nhân, để lấy sang giàu, như thế cũng là đáng xấu-hổ vậy.