Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

22
NHO-GIÁO


ngày nhiễm lấy được mà hóa đi, thì khó lòng mà bắt-chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt-chước của mình, chỉ là làm loạn cả tính tình, tư-tưởng và phong-tục của mình. Có lắm người vọng tưởng rằng mình cố bắt-chước được người ngoài, là mình làm điều có ích cho sự tiến-hóa của nòi giống mình. Không ngờ rằng sự bắt-chước vội-vàng quá, không suy-nghĩ cho chín, lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã-hội của mình vậy. Đó là một điều lầm-lỗi của số nhiều những người tân-học thời nay. Mà sự lầm-lỗi ấy chỉ mỗi ngày là một thêm ra chứ không bớt đi được.

Mỗi một dân-tộc có một cái tinh-thần riêng, cũng như mỗi cây có cỗi rễ ăn sâu xa xuống dưới đất. Hễ cây nào cỗi rễ tốt, hút được nhiều khí-chất, thì cành lá dườm-dà, cây nào cỗi rễ xấu, hút không đủ khí-chất, để nuôi các phần thân-thể, thì tất là cành lá còi cọc đi. Cái tinh-thần của một dân-tộc cũng vậy, gây thành từ đời nào không thể biết được, lưu-truyền mãi mãi mới thành ra cái kết-quả ngày nay. Dân-tộc nào cường thịnh là vì đã biết giữ cái tinh-thần của mình được tươi tốt luôn; dân-tộc nào suy-nhược là vì đã để cái tinh-thần hư-hỏng đi, không biết tìm cách mà nuôi nó lên. Nay ta muốn biết tại làm sao mà phương Tây phú cường, phương Đông