Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

176
NHO-GIÁO


của đạo; chí chi là thực-hành mà nghiệm cái biết của mình. Tri chung là thấy rõ chỗ cùng cực của đạo; chung chi là cố lực-hành cho đến chỗ qui-túc, nghĩa là chỗ trọn đời ở mãi được. Ấy là tri mà hành, hành mà tri, hai bên giao với nhau mà cảnh-phát lẫn nhau, thì cái đạo càng ngày càng sáng rõ. Đó thật là cái thủy chung việc học của quân-tử vậy.

Sự học ấy cần phải lấy sự học đạo làm đầu và lấy sự học nghệ-thuật làm thứ. Khổng-tử nói rằng: « Đệ-tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn 弟 子 入 則 孝,出 則 弟,謹 而 信,汎 愛 衆 而 親 仁,行 有 餘 力,則 以 學 文: Người đi học vào thì hiếu, ra thì đễ, cẩn mà tín, yêu mến mọi người mà thân-cận người có nhân, làm được những điều ấy rồi có thừa sức thì mới học văn. » (Luận-ngữ: Học-nhi, I). Chữ văn đây nói gồm cả lục nghệ là: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư số, tức là các nghệ-thuật của người ta thực-hành ở đời vậy.

Cái học hoàn-toàn của Khổng-giáo nói rút lại là: « Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ 志 於 道,據 於 德,依 於 仁,游 於 藝: Để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, ưu-du ở nghệ-thuật. » « Luận-ngữ: Thuật-nhi, VII). Nghĩa là cái đạo của Khổng-tử không phải là chỉ học đạo-đức mà thôi,