Trang này đã được phê chuẩn.

16
NHO-GIÁO


tự mình bài-bác các cái học cũ kịch-liệt hơn những người thường.

Có một điều nên lấy làm lạ, là tại sao một cái học-thuyết mà mình đã sùng-thượng hơn hai nghìn năm nay, và đã duy-trì xã-hội mình từ thượng-cổ đến bây giờ, mà bỗng chốc đổ nát chóng như thế. Thiết tưởng ta có thể tìm cái duyên-do bởi từ đâu mà ra, và xét xem cái cuộc biến-đổi ngày nay hay dở thế nào.

Cái duyên-do sở dĩ tại làm sao mà người mình bỏ cái học cũ chóng như thế, là bởi nhiều lẽ, ta có thể phân giải được như sau này: Nguyên từ xưa trong nước chỉ trọng nghề văn-học, lấy khoa-cử mà cất nhắc người lên làm quan làm tư. Khoa-cử lại chỉ lấy Nho-giáo làm cốt, chứ không có cái học gì khác nữa. Trong nước thì công-nghệ không có, thương-mại không ra gì, trừ cái nghề đi học để thi đỗ làm quan ra, thì chỉ có nghề canh-nông là cái thực-nghiệp của dân. Dân làm ruộng ở nhà quê, thường lại là người hèn-hạ, phải chịu sưu thuế và việc vua việc quan, đầu tắt mặt tối, không có quyền lợi gì. Vậy nên ai là người có thiên-tư hơi khá một tí, muốn chiếm được chút địa-vị tôn-quí trong xã-hội, thì chỉ có nghề đi học. Mà sự học của ta ngày trước tuy nói chuyên-trị các Kinh Truyện của thánh hiền, nhưng kỳ-thực chỉ mài-miệt làm câu văn cho hay, nhớ chữ