Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

122
NHO-GIÁO


仁 者 靜: Người trí-giả thích nước, người nhân-giả thích núi, trí-giả động, nhân-giả tĩnh. » (Luận-ngữ: Ung-giã, VI). Hay là: « Hồi giã, kỳ tâm tam nguyệt bất vi nhân, kỳ dư nhật nguyệt chí yên nhi dĩ 囘 也 其 心 三 月 不 違 仁,其 餘 日 月 至 焉 而 已: Nhan-Hồi bụng giữ được ba tháng không trái đạo nhân, còn người khác thì chỉ được một ngày một tháng là cùng. » (Luận-ngữ: Ung-giã, VI). Hay là: « Nhân viễn hồ tai, ngã dục nhân, tư nhân chi hỹ 仁 遠 乎 哉,我 欲 仁,斯 仁 至 矣: Nhân có xa đâu, ta muốn nhân thì nhân đến vậy. » (Luận-ngữ: Thuật-nhi, VII). Vậy thì nhân lại là một cái thể yên lặng như núi, bao nhiêu đức-tính khác đều bởi đó mà sinh ra, khác nào như các thứ cây cối đều mọc lên cả trên núi. Trong cái thể an lặng ấy có cái tính sáng-suốt, cái sức mạnh-mẽ, có điều gì cũng biết rõ-ràng ngay, mà làm việc gì cũng điều-hòa và trúng-tiết. Như thế thì nhân 仁 với trung 中 cũng đồng một nghĩa; nhưng nhân thì có nhiều tình-cảm rất hậu, đối với vạn vật không bao giờ là không có hậu-tình. Vậy nên chữ nhân vẫn hàm cả cái ý chữ ái 愛. Vì có nhân mới có ái, có ái mới có lòng thương người, yêu vật, muốn cho vạn vật bao giờ cũng có cái khoái-lạc mà sống ở đời. Bởi có lòng nhân cho nên người ta mới hợp-quần với nhau, mới có lòng bác-ái, mới coi