Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

117
NHO-GIÁO


là hội hợp các cái tốt đẹp, lợi là sự hòa hợp với điều nghĩa, trinh là cái gốc của mọi sự. » (Dịch: Văn-ngôn-truyện). Cái đức nguyên là cái khởi đầu sự sinh vạn vật, cái đức hanh là sự thông-đạt của sự sinh vạn vật, cái đức lợi là sự thỏa-thích của sự sinh vạn vật, cái đức trinh là sự thành-tựu của sự sinh vạn vật. Vậy đạo trời đất là chủ sự sinh vạn vật, mà sự sinh ấy là đầu cả các điều thiện.

Đó là cái quan-niệm rất trọng-yếu của Khổng-giáo. Mà Khổng-giáo sở dĩ không giống các tôn-giáo khác cũng chỉ có cái quan-niệm ấy mà thôi. Thường thì tôn-giáo nào cũng cho sự sống là một cảnh khổ, cho nên cứ phải tìm cách giải-thoát, như Phật-giáo thì cầu lấy sự « bất sinh », Lão-giáo thì cầu lấy sự « vô vi tịch-mịch » không thích gì đến sự đời. Duy chỉ có Khổng-giáo là lấy lẽ sinh-hoạt ở đời làm vui thú, hợp với lẽ trời đất. Khổng-giáo cho sự sinh-hoạt tự nó là cái mục-đích của tạo-hóa, không cần phải hỏi rằng: sinh ra để làm gì, hay là chết thì đi đâu. Lẽ trời đất chỉ có âm dương biến-hóa mà thôi, tinh-khí tụ lại là sinh, tan ra là tử, cứ tự-nhiên lưu-hành như thế mãi, vạn vật đều theo cả cái lệ ấy, không lẽ nào người ta lại ra ngoài cái lệ ấy được.

Người là một phần trong vạn vật, cho nên phải theo lẽ Trời mà biến-hóa, nhưng chỉ có