Trang này đã được phê chuẩn.

15
NHO-GIÁO


động hơn, thì làm thế nào mà đứng được? Người trong nước lúc ấy như đang ngủ mê, thức dấc dậy, ngơ-ngác không biết xoay-xở ra thế nào. Lúc đầu còn tìm cách kháng cự lại, sau thấy càng cựa-cạy bao nhiêu, lại càng bị đè bẹp xuống bấy nhiêu, thế bất-đắc-dĩ mới đành chịu bẹp. Dần dần tỉnh ra, thấy người ta phú cường lẫm-liệt, mà mình thì cứ suy nhược mãi đi, rồi lại thấy thiên-hạ ai biết bỏ cũ theo mới, thì cũng được cường thịnh, bấy giờ mới khởi xướng lên việc bắt-chước người ta mà thay đổi mọi đường. Trừ những người có quyền-lợi riêng, không muốn thay đổi, cố bíu lấy cái vỏ cũ để cho toàn danh-phận, hoặc những người nghèo khổ ngu dại ở chỗ thôn-giã, mờ mờ, mịt mịt, chẳng biết việc đời là việc chi chi, còn ai đã hơi có kiến thức một đôi chút, là đánh trống khua mõ, rủ nhau làm những việc cải-cách trong nước. Ai cũng yên-trí rằng cái văn-hóa cũ của mình không ra gì, cho nên xã-hội mình mới suy-đồi, thì chi bằng đem bỏ cả đi, mà theo cách duy-tân. Từ đó mới gây thành cái phong-trào bỏ cũ theo mới. Cái phong-trào ấy mỗi ngày một mạnh, đến nỗi mới độ vài ba mươi năm nay, mà cái tinh-thần văn-hóa cũ của ta đã mai-một đi mất nhiều lắm rồi. Thậm-chí những nhà dòng-dõi thi-lễ, trước còn không chịu theo tân học, nay lại