Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

109
NHO-GIÁO


bách lự. Thiên-hạ hà tư hà lự? 天 下 何 思 何 慮?天 下 同 歸 而 殊 塗,一 致 而 百 慮,天 下 何 思 何 慮: Thiên-hạ có lo gì nghĩ gì? Thiên-hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cũng về một chỗ, trăm lo nhưng cùng về một mối. Thiên-hạ có lo gì nghĩ gì? » (Dịch: Hệ-từ hạ), Ý Khổng-tử không phải là nói người ta không nên lo nghĩ, nhưng chỉ cốt dạy người ta không nên chăm chăm chỉ lo nghĩ về một góc, một việc, để làm cho sự cảm-ứng thành ra riêng-tây, hẹp-hòi, không khuếch-nhiên thông cả được mọi việc. Trời sinh ra người và lại phú cho cái tính sáng-suốt thì đạo người là phải cố gắng theo đạo Trời mà tiến-hóa cho đến chí-thiện, chí-mỹ. Trong sự cố gắng như thế tất là phải lo nghĩ luôn, nhưng cái lo nghĩ theo lẽ tự-nhiên rất công, rất chính, chứ không « đồng đồng vãng lai » để làm hẹp mất sự cảm-ứng của người ta.

Cái học của Khổng-tử là cốt khiến người ta gắng hết sức, đem cái sáng-suốt tự-nhiên mà hiểu cho rõ cái nghĩa tinh-vi, vào cho đến cái thần-diệu của các sự vật, thì sự biết mới thật là xác-thực và việc làm mới thật là hay. Bởi vậy, kinh Dịch nói rằng: « Tinh nghĩa nhập thần dĩ trí dụng giã 精 義 入 神 以 致 用 也: Hiểu rõ nghĩa tinh-vi, vào đến chỗ thần-diệu, để sự thi-dụng cho được đến cùng