Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/9

Trang này cần phải được hiệu đính.
5
MẤY NHỜI NÓI ĐẦU

trái với chính-sách của nhà-nước Bảo-hộ, mà thực là hợp với cái lý-tưởng, cái lịch-sử của nước Đại-Pháp.

Nhưng trước hết ta phải cố công cùng sức mà làm-ăn học-hành, cho sứng đáng cái lòng hi-vọng kia, cái lượng nhớn-nhao này.

Bản-báo cũng muốn giúp một phần nhỏ trong cái công-cuộc nhớn ấy. Bản-báo muốn vun giồng lấy cái gốc học ở trong nước mà đưa cái tư-tưởng của quốc-dân vào đường chính-đáng.

Cái tôn-chỉ của bản-báo rất là thiết-thực, cái ý-hướng của bản-báo rất là phân-minh. Còn sự thực-hành được hay chăng thì không dám nói trước.

Nay tập thứ nhất mới xuất-bản, gọi là có mấy nhời phiếm-luận để cùng với các bạn đọc-báo giãi chút lòng si.

Ôi ! trong sách có câu : Gió phương nam ấm-áp, khá lấy giải được cái lòng hờn giận của dân ta ! Ước gì bản-báo cũng khiến được các bạn đọc-báo có cái cảm-giác như cái cảm-giác gió Nam Phong ! Bởi thế đặt tên báo.

Sau này xin liệt qua cái chương-trình của bản-báo.


II


1. — Cái mục-đích của bản-báo là muốn gây lấy một nền học mới để thay vào cái nho-học cũ, cùng đề-xưóng lên một cái tư-trào mới hợp với thời-thế cùng trình-độ dân ta. Cái tính-cách của sự học-vấn mới cùng cái tư-trào mới ấy là tổ-thuật cái học-vấn tư-tưởng của Thái-Tây, nhất là của nước Đại-Pháp, mà không quên cái quốc-túy trong nước.

2. — Bản-báo không chủ sự phổ-thông mà muốn làm cái cơ-quan riêng cho bọn cao-đẳng học-giới nước ta, gồm cả những bậc cựu-học cùng tân-học mà dung-hòa làm một.

3. — Cái phạm-vi của bản-báo là gồm những sự học-thuật tư-tưởng-đời xưa đời nay cùng những vấn-đề quan-trọng trong thế-giới bây giờ. Nhưng trong cách diễn-thuật bình-phẩm những học-thuật tư-tưởng cùng những vấn-đề ấy, bản-báo vụ theo lấy cái phương-diện dản-dị hơn nhất, cho thích-hợp với trình-độ người nước ta.

4. — Bản-báo theo thể « tạp-chí », mỗi tháng xuất-bản một tập, vừa bằng quốc-ngữ, vừa bằng chữ nho, mỗi phần ước 50, 60 trang, chia mấy mục như sau này :

1) Luận-thuyết.
2) Văn-học bình-luận.
3) Triết-học bình-luận.
4) Khoa-học bình-luận.
5) Văn-uyển.
6) Tạp-trở.
7) Thời-đàm.
8) Tiểu-thuyết.