Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/8

Trang này cần phải được hiệu đính.
4
NAM PHONG

khiến cho sự học của ta sau này vừa không đến nỗi thất-bản mà vừa không đến nỗi trậm thời. Vì sự học cũng như mọi sự « hiện-tượng » khác trong cuộc sinh-hoạt một dân một nước, phải có gốc mà phải có ngọn. Cái ngọn là cái phần tăng-tiến lên được mãi, cái gốc là cái nền vĩnh-viễn của lịch-sử đã sây dựng lên. Có gốc thì mới vững được, có ngọn thì mới sống được. Có gốc mà không có ngọn thi là cái cây đã già cỗi, sắp đến ngày mục nát ; có ngọn mà không có gốc thì như cái dải giây leo tự mình không mọc thành cây được.

Trong nước ta ngày nay không những là những người thuần cựu-học mà không thích-dụng với thời-thế, những người thuần tân-học cũng là không ứng-thuận với quốc-dân. Người nọ thiếu cái gốc mà người kia thiếu cái ngọn vậy. Chi bằng ta tiếp ngọn nọ vào gốc kia mà gây lấy một giống cây riêng cho cái vườn Nam-Việt ta ?

Nhà làm vườn vẫn lấy việc tiếp cây là một việc khó. Nhưng nếu cái « nông-phố học-vấn » của ta còn thiếu-thốn nhiều thì ta đã có ông thầy chuyên-môn ở cạnh mình vạch đường chỉ lối cho ta.

Nhà-nước Bảo-hộ tất sẵn lòng mà giúp cho ta gây nên một cái tư-trào mới. Cái thiên-chức của nước Đại-Pháp xưa nay vẫn là đi dạy cho các dân các nước biết phát-siển cái quốc-túy của mình, khiến cho mỗi dân mỗi nước biết mình có một cái « nhân-cách » riêng mà sống theo cái « nhân-cách » ấy, chớ nước Pháp chưa từng bao giờ lấy sự đồng-hóa các dân khác theo như mình làm một cái lương-hảo chính-sách. Nước Pháp vẫn biết rằng mỗi dân cũng tức như mỗi người, không người nào giống người nào, không dân nào giống dân nào, nếu cưỡng-hóa cho giống nhau thì chỉ có hại mà không có lợi. Bởi thế cho nên từ khi sang cầm quyền chính-trị ở nước ta, nước Đại-Pháp vẫn tôn-trọng những lề-lối phong-tục của ta, không hề phạm đến cái thể-chế trong xã-hội ta, phạm đến cái giường-mối của luân-lý ta. Không những thế, mà nhà-nước có khi lại còn phải ngăn cái lòng nóng nảy quá đáng của nhiều người đồng-bào ta muốn cấp-tiến mà phá-đổ cả cái nền-nếp của ông cha. Ta nên thể cái chính-sách khôn-ngoan ấy, mà trong sự nghiên-cứu cái học-thuật mới nên khéo kén-chọn điều-hòa cho quốc-dân được một cái « đồ ăn của tinh-thần » thích-đáng.

Vậy thì cái trách-nhiệm của bọn trí-thức trong nước ta ngày nay thực là to-tát lắm thay ! Ta phải đưa đường chỉ lối cho quốc-dân trong buổi giao-thời này. Ta phải hiểu rõ cái nghĩa-vụ của ta đối với nước ta, đối với cái đại-quốc đã nhận trách bảo hộ cho ta mà dạy cho ta biết cái thuật sinh-tồn trong thế-giới bây giờ.

Cái trách-nhiệm của ta ngày nay có nặng, nhưng cái kết-quả mai sau tất được thập-phần lương-hảo. Nhờ có nước Đại-Pháp binh-vực cho ta ở ngoài, trị-bình cho ta ở trong, ta được yên-ổn tiện-lợi mà tập lấy cái nghề khó làm một dân-quốc trong cái đời sinh-tồn cạnh-tranh này. Bọn học-thức thì mở mang tri-thức cho dân, cho hiểu biết cái phép tiến-hóa các dân các nước, cái nhẽ trị-loạn đời xưa đời nay, mà lượng biết cái địa-vị mình cho khỏi sai nhầm. Bọn nông, công, thương, thì hết sức khai-khẩn, chế-tạo, vận-chuyền, cho nước được thêm giàu có, thêm thịnh-vượng mãi lên. Hết thẩy quốc-dân đều một lòng khuynh-hướng vào một cái mục-đích chung, thì sao chẳng có ngày đạt tới được ? Biết đâu ? đến ngày ta có đủ tư-cách mà quản-trị lấy công-việc ta thì nhà-nước hẹp gì mà chẳng cho ta được quyền tự-trị. Cái lượng nhớn ấy không phải là