Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/77

Trang này cần phải được hiệu đính.
72
NAM PHONG

Bộ tiểu-thuyết Cái vinh cái nhục của nhà quân có ba truyện, đề là : 1◦ Truyện cái dấu đỏ (Le cachet rouge) ; 2◦ Một đêm ở trại Vincennes (La veillée de Vincennes) ; 3◦ Truyện cái gậy song (La canne de jonc) ; không kể một thiên tổng-luận ở trên đầu. Bắt đầu dịch Truyện cái dấu đỏ sau này.

[1]


TRUYỆN CÁI DẤU ĐỎ

(Thảm-tình tiểu-thuyết)


CHƯƠNG THỨ NHẤT


Một ngày tình-cờ gặp-gỡ trên đường nhớn...

Con đường nhớn đi qua đất Á-nhĩ-đóa cùng đất Phật-lan-đức-lôi, dặm thẳm mà cảnh buồn. Đường chạy thẳng một mạch, không có cây-cối, không có hào-rãnh, bốn bề đồng-điền bát-ngát, mùa nào cũng đầy một thứ bùn vàng. Hồi tháng ba năm 1815, tôi có đi qua con đường ấy, tình-cờ được một sự gặp-gỡ, từ bấy đến nay vẫn không quên.

Tôi đi một mình, cỡi ngựa, áo khoác ngoài trắng, áo mặc trong đỏ, mũ đội đen, cắp súng ngắn, đeo gươm dài ; đi đã bốn ngày bốn đêm mà giời vẫn mưa như chút. Tôi còn nhớ bấy giờ tuổi đương thanh-niên, vừa đi vừa hát, lấy làm khoái-chí lắm.

Những anh em bạn tôi thì đi trước theo vua Lộ-dịch thập-bát, họ cũng đi một con đường ấy ; trông tịt-mịt về phía Bắc còn thấy phất-phơ áo trắng áo đỏ ; lại tịt-mịt về phía Nam thì chốc-chốc thấy nhấp-nhô ngọn cờ ba sắc trên đầu kích của bọn khinh-kỵ-binh Nã-phá-luân cho đi đàn-áp chúng tôi từng bước một. Con ngựa tôi mất một cái móng sắt, cho nên phải đi chậm về sau. Nhưng nó trai-trẻ mạnh-khỏe, tôi bèn cho nó đi kịp đội tôi, phóng chạy nước đại. Tôi để tay vào thắt lưng thấy nạm những vàng ; vỏ gươm chạm vào chân đăng, tiếng kêu loảng-xoảng. Trong mình lấy làm tự-cao lắm,, thập-phần hoan-hỉ.

Giời thì vẫn mưa mà tôi thì cứ hát, song chỉ có mình nghe mình, ngoài tiếng mình chỉ có tiếng mưa cùng tiếng chân ngựa lõm-bõm dưới bùn, nghĩ cũng chán, không hát nữa. Bỗng trên đường có lát nữa, đi thũng chân xuống, phải đi bước một. Đôi ủng to của tôi bề ngoài chát dầy bùn vàng như đất sét, bên trong thì đựng đầy những nước mưa. Tôi nhìn lại cái ngù vàng mới mẻ của toii, khác nào như cái hạnh-phúc, cái khoái-lạc của tôi vậy ; nước mưa vào nó đứng dựng cả lên, trông thấy mà buồn.

Con ngựa tôi vừa đi vừa cúi đầu xuống ; tôi cũng cúi đầu xuống ngẫm-nghĩ, bấy giờ mới tự hỏi mình là một rằng mình đi thế này là đi đâu. Té ra chẳng biết đi đâu cả ; nhưng mà cũng chẳng bận lòng nghĩ-ngợi lâu-dài làm gì ; chắc rằng cái đội ta ở đâu là

  1. ALFRED DE VIGNY tiên-sinh sinh năm 1797, mất năm 1863, là một nhà đại văn-hào nước Pháp trong thế-kỷ thứ 19. Tiên-sinh làm thơ, làm tiểu-thuyết, làm diễn-kịch. Những sách lưu-truyền nhất là : Poèmes antiques Destinées (Thơ vận-mệnh) ; Chatterton (diễn-kịch). Cinq-Mars (tiểu-thuyết). Trong bấy nhiêu sách tiên-sinh thường than cái cảnh khổ những người có tài mà không được biết, than cái vô-tình của tạo-vật, của người đời, lại khuyên nên lấy cái lòng can-đảm nhẫn-nhục mà đối lại. Tư-tưởng thực là cao-thượng vô-cùng. Tiên-sinh thường có câu thơ : J aime la majesté des souffrances humaines (Tôi ưa cái khí-tượng nhớn-nhao những sự đau-khổ của người ta). Câu thơ ấy thực là biểu-hiện cái tư-tưởng của tiên-sinh vậy.