Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/67

Trang này cần phải được hiệu đính.
62
NAM PHONG

cối ở trong vườn, ở bên đường, cũng bị trặt ngang sẻ giọc cả. Dưới mình những người bị trọng-thương đặt trái-phá cùng thuốc súng để người Pháp có đến cứu thì bị hại. Nói rút lại thì sự tàn-phá thực « hoàn toàn », cái độc-ác đến cực-điểm mà sự gian-hiểm thực vô-chừng, đến nỗi quân tiền-vệ Pháp-Anh đi đến đâu phải đem hóa-học chuyên-môn đến xét trước xem trong nước uống có thuốc độc không !

Tự tháng tư quân Đức đem bớt quân mặt Nga về nhiều lắm, tổ chức một cái chiến-tuyến rất mạnh, cố-ý chống cự lại, lại sếp-đặt sẵn để phòng khi phải lùi về. Nhưng quân Pháp quân Anh đánh được liền mấy trận, đâm thủng được cái chiến-tuyến ấy, khiến cho quân Đức có cái trận địa nào tốt nhất dần dần mất hết (trận Vimy ngày 10 tháng tư, trận Craonne ngày 16 tháng tư, trận Messines ngày 7 tháng 6). Quân Đức ở mặt Pháp bị hại nhiều cho đến nỗi ở bên Đức đã từng gọi đất Pháp là cái mộ-địa chung của quân-đội Đức vậy. Hiện nay quân Đức vẫn cứ rút dần ở đất Pháp về. Muốn tưởng-tượng được cái số quân bị hại của Đức thì xem ngay hồi đầu quân Pháp-Anh đánh công-thế mới rồi có trong khoảng mấy ngày mà bắt được hơn tám vạn tù-binh Đức còn mạnh khỏe, là đủ biết vậy.

Về mặt Ý thì từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 2, quân Áo đánh ở phía đông Goritzia mất trận rất dữ, song cũng không thể truyển được cái trận-địa của quân Ý. Sau mất trận ấy được một độ bình-tĩnh, quân Ý nhân kinh-doanh một cái đại công-thế, đến 18 tháng 5 thì khởi-hành, đánh lấy được cả cao-nguyên Carso cho đến tận miền phụ-cận thành Trieste. Trong ba ngày quân Ý bắt được 2 vạn 4 nghìn tù-binh mạnh khỏe. Quân Áo đánh phản-kích ở đất Trentin, kết-cục đến ngày 22 tháng 5 lại phải một trận đại-bại nữa, khiến cho quân Ý lại chiếm được thêm đất. Sau đến ngày 3 tháng 6 quân Áo lại cố công-kích một lần cùng nữa để mong cướp lại cao-nguyên Carso. Trận đánh cực-lực, hai bên áp-chiến nhau rất dữ, đến sau quân Áo cũng bị sô về. Thành ra kết-quả trận phản-kích ấy cũng chỉ lại là thêm hại cho quân-địch mà thôi.

Macesdoine quân Đồng-minh vẫn chỉ đứng ngăn cho nước Hi-lạp cùng đảng Đức-Áo không giao-thông với nhau được. Từ ngày 11 đến ngày 26 tháng 3 miền phụ-cận thành Monastir đã khai-khoáng cả để cho tỉnh-thành khỏi phải quân Bảo phóng-pháo vào. Quân Bảo cứ cách ít lâu lại tìm đường vào công-kích, nhưng lần nào cũng bị đuổi hại nhiều. Trong mùa hè năm nay về mặt quân ấy xét ra quân Đồng-minh cũng không rắp đánh trận nào quyết-chiến. Vì cái tình-thế nước Hi-lạp vẫn còn ám muội lắm, nên Đồng-minh trong cách sử-trí vẫn phải giữ cẩn-thận.

Ở Tiểu-Á-tế-á thì quân Anh ngày 11 tháng 3 được một cái chiến-tích rất hiển-hách, là lấy được thành Bagdad của Thổ. Thành Bagdad là một nơi nào đô-thị nhớn nhất trong đế-quốc Thổ-nhĩ-kỳ. Thành Bagdad thất-thủ vừa là một cái hại nhớn cho người Thổ về đường thực-tế mà lại vừa là một cái hại to cho người Đức về đường thanh-thế nữa. Nước Đức vốn có cái mưu nhớn muốn dùng con đường thiết-lộ tự Trung-Âu đến Ba-tư-loan (Golfe Persique) để khuếch-trương thế-lực sang Á-châu, nay cái mưu ấy đã đến ngày đồ-địa vậy.

Sự quân Anh lấy được thành Bagdad là kết-quả của cái công-thế khởi đầu tự tháng hai, quân Anh cùng quân Ấn-độ đã tiến được hơn ba trăm cây-lô-mét, đuổi quân Thổ chạy tán-loạn.

Sau khi lấy được thành Bagdad thì quân Anh chia làm hai đạo, theo đuổi quân Thổ, đi ngược giòng sông Tigre về phía bắc. Đến cuối tháng ba thì hai đạo ấy đã lên được khỏi Bagdad một trăm