Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/60

Trang này cần phải được hiệu đính.

TẠP-TRỞ


HỘI HÀN-LÂM CỦA NƯỚC PHÁP

Nước Pháp là một nước trọng văn học. Người Pháp xưa nay vẫn ưa những câu văn hay, nhời nói khéo. Cùng là một cái tư-tưởng, mỗi nước diễn ra một khác, nhưng bao giờ cái nhời của nước Pháp vẫn là thanh-thoát hơn, có văn-chương, có lý-thú hơn. Người Hi-lạp xưa, nhất là người thành Nhã-điển (Athènes), thậm là hiếu văn-chương, mà cái văn-chương của họ sáng-sủa mát-mẻ như cái khí-giời đất Hi-lạp vậy. Văn-chương nước Pháp ngày nay cũng có cái khí-vị ấy, mà người Pháp thường được gọi là người Nhã-điển đời bây giờ. Thực không phải là quá đáng vậy. Người Pháp lại còn giống người Nhã-điển ngày xưa về cái thói cách phong-nhã nữa, mà cái thói cách phong-nhã-ấy cũng tức là một cái kết-quả của sự văn-học trong nước.

Cả thế-giới không nước nào có một hội những nhà văn-sĩ giống như hội Hàn-lâm của Pháp (Académie francaise). Hội ấy tức như cái trung-tâm của sự sinh-hoạt trong nước về đường văn-học vậy. Hội có bốn mươi viên, toàn là những bậc tai mắt trong văn-học-giới trong nước, những người đã có chước-thuật nhiều, mà có danh-tiếng ai cũng biết. Bốn mươi ông hàn-lâm ấy đã có tên gọi là « bốn mươi ông bất-tử », là có ý chỉ là những người đã làm sách-vở hay, khá lấy lưu-danh được lâu dài. Cái số các ông Hàn-lâm có ít như thế, thì chắc ở ngoài còn nhiều nhà văn-sĩ có tài nữa, nhưng đại-để những người nào đã có chân Hàm-lâm là vào bậc những người chước-danh hơn cả. Vả phàm nhà văn-sĩ trong nước ai cũng lấy đấy làm cái nơi cao-trọng nhất, tựa hồ như cái chốn thành-tựu của cái công văn-chương của mình, mà trong bụng ước-ao được vào đấy. Cho nên bao nhiêu những người đại-tài xưa nay sớm trưa cũng là được nhậm ngôi « bất-tử » cả.

Hội Hàn-lâm của nước Pháp sáng lập ra tự năm 1634. Đại tư-giáo Riche-lieu, làm thượng-thư cho vua Lộ-dịch thứ 13 Louis xiii, nghe thấy có mấy nhà văn-sĩ thời bấy giờ thườn ghọp nhau ở nhà một người tên là Conrart để bàn văn-chương, đọc sách-vở. Đại tư-giáo bè nghĩ ra muốn biến cái hội riêng ấy thành một hội công của nhà nước. Bởi thế mới định lập ra hội Hàn-lâm để họp-tập những người có tài văn-chương trong nước.

Hội có bốn mươi viên. Trong số ấy thì cử ra ba người, một ông hội-chủ, một ông trưởng-ấn với một ông « vĩnh-viễn thư-ký », để trông nom việc hội. Ông hội-trưởng cùng ông trưởng-ấn thì bầu ba tháng một ; ông thư-ký thì sung chức ấy suốt đời, nên gọi là « vĩnh-viễn thư-ký » (secrétaire perpétuel).

Hội họp mật, thiên-hạ không được vào xem. Duy mỗi năm gjoi là « kỳ công-đồng hàng năm » (séance publique annuelle) thì thiên-hạ được vào nghe mấy ông Hàn-lâm diễn-thuyết. Thường có bài diễn-thuyết của ông hội-chủ về việc ban-thưởng cho những người có công-đức, cùng bài báo-cáo của ông thư-ký về việc ban-thưởng cho những nhà làm sách hay. Vì Hàn-lâm có hai cái trách-nhiệm nhớn đối với quốc-dân : một là mỗi năm phải tra-xét trong toàn-quốc, bất-cứ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, nhưng nhất là trong bọn thường dân, lấy những người nào đã