Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/59

Trang này cần phải được hiệu đính.
54
nam phong

Trời sinh người Đại-Pháp, đã để dành cho một công-nghiệp lớn bên xứ Đông-dương, trời không nỡ lòng đào-thải xứ ta ; đã đặt ta lên chốc bụng một bà mẹ nuôi ta, là một nước cao-thượng nhất, nhân-từ nhất, nghĩa-hiệp nhất trong hoàn-cầu ; lại run rủi cho có một người thay mặt nước ấy ở xứ Đông-dương, là quan Sarraut. Ngài sang lần trước, thương lũ trẻ thơ chưa biết mến thày, tìm phương phủ-úy ; nhóm hội-đồng thương-nghị, lập học-đường cao-đẳng, việc phổ-thông giáo-dục, trường hương-sư, trường bách-công, trường học mắy, cho đến trường nữ-học, ngài càng chú ý lắm. Phật giảng kệ mà chim còn gõ mõ, tiên chỉ mê mà đá cũng gật đầu ; thiên-hạ có một chữ thành, là cảm phục người ta hơn hết. Quả nhiên tự đó, lũ trẻ thơ mới hết nghi thầy, mới khỏi chán thầy, mến thầy bao nhiêu, càng ham học bấy nhiêu. Kẻ lo đồng-hóa, người ỷ-pháp, lại ngập-ngập-hồ sợ thầy bỏ thầy đi, mà ôm chân thầy lại. Lần này ngài sang, nhằm giữa lúc mẹ nuôi ta vì cái chủ-nghĩa cao-thượng, nhân-từ, nghĩa-hiệp của lịch-sử, mà ra đứng tiên-phong trận đánh lòng giời lỡ đất bên Âu-châu ; lại nhằm giữa lúc ta nhờ thầy vẽ mặt, đã ràng-rạng một đôi câu, trước phản-chắc mà nay cũng quay đầu, trước tao-nhiễu mà nay đều vững bụng, kẻ xuất công, người xuất của, hột muôi bỏ bể, gọi là chút tình nghĩa sư sinh. Ngài đứng tòa thượng-thư, ở nơi chiến địa, mắt đã trông thấy máu da vàng của xứ ta, tai đã nghe lọt tiếng tung-hô của xứ ta, trong đám rừng thây non thịt chết vì chủ-nghĩa cao-thượng, nhân-từ, nghĩa-hiệp của lịch-sử mẹ nuôi ta mà sang xứ ta thứ này là hai thứ ; thì cái giây thân-ái ấy tức là cái giây giàng buộc cơ-đồ tiến-bộ của ta. Vậy mà không đáng chúc ư ? vậy mà không đáng mừng ư ?

Vái cùng trời phù-hộ mẹ nuôi ta, mau-mau giết hết lũ yêu-ma, mà vun lại mầm dân-tộc ; vạch trời một tiếng kêu lên rằng : Đại-pháp muôn năm ! Quan Toàn-quyền Sarraut muôn năm ! Đệ-nhị Đại-pháp-quốc là xứ ta muôn muôn năm !

tuyết-huy