Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/58

Trang này cần phải được hiệu đính.
53
văn uyển

nuốt cá bé, đã thành ra công-lệ đời nay. Mấy ai có bụng thương người, không thị phú lăng bần, không ỷ nhớn hiếp bé, biết xét kẻ mồ-côi mồ-cút, mà nưng-đỡ cho, gây dựng cho ! Bát-ngát năm châu, có chăng là một mẹ nuôi ta, cảnh-tượng mẹ nuôi ta là cây cờ tự-do bình-đẳng đồng-bào Đại-Pháp đấy ! Muốn coi cái tính-chất của người một nước nào, thì phải xét cái học-thuyết của nước ấy ; học-thuyết nước Đại-pháp là duy-tâm mà không phải duy-vật, aí-tha mà không phải aí-kỷ : vì học-thuyết ấy mà nung-đúc ra cái tính cao-thượng, cái bụng nhân-từ, cái tình nghĩa-hiệp ; người thay mặt cho lịch-sử nước Đại-pháp là ông Nã-phá-luân, tự xưng là sứ nhà giời đi vãi hoa tự do ; mấy mươi nước Âu-châu, nhờ một tay ông mà nước nào cũng được tự-do, người nào cũng được tự-do ; bộ hiến-pháp của ông làm, bây giờ các nước cũng còn mô-phỏng.

Lịch-sử nước nào cao-thượng bằng nước Pháp, nhân-từ bằng nước Pháp. nghĩa-hiệp bằng nước Pháp. Ta còn trẻ thơ, chỉ trông cậy sao cho được thầy nhân-đức ; mà may gặp người thầy như thế, thì hạnh-phúc cho ta biết là nhường nào ! Tôi viết đến chỗ này mà tôi dừng bút, tôi sảng-sốt, tôi ngẩn-ngơ ; nghĩ ta đã có phúc gặp thầy, mà trong ba mươi tư năm giời, ta tiến-bộ sao còn chậm thế ? Ờ thôi phải : tôi biết rồi, tôi biết chắc rồi. Thày giỏi cách gì, dạy trẻ cũng phải theo từng bực, ví như tập viết chữ Hán, thì ban đầu phải dạy viết ván, rồi viết tô, rồi viết phóng, rồi thảo, hành, chiện, lệ, mới được. Khi Đại-pháp mới sang bảo-hộ nước ta, quan Paul Bert xuống xe, thì nhà đại-nghị đã sây, trường cơ-thủy đã lập ; phải chăng người mình biết mến thầy ham học, thì dần-dà một ngày một tới, có đâu chậm-lụt đến bấy giờ ; mà nghiệt, người mình lúc ấy còn mê-mẩn về nghề học vô-dụng, bao nhiêu thông-minh tài-tuấn, chui đầu vào đấy cả, còn lấy ai mà giắt-gíu bọn hạ-lưu, thầy nói thầy nghe, đã có ai chịu vào khuôn-phép ; coi như học-trò chữ tây hồi trước, cơm cho, áo cho, giấy cho, bút cho, mà phần nhiều người xứ ta, những con nhà giàu sang phải thuê những con nhà hạ tiện đi học thế ; khác nào thày mới khai trường, dạy trò viết ván, mà trò nhất-vị bỏ đi đánh khăng, thì thiên-lôi nào dạy được ; đã không chịu học thầy, thành ra chán thầy, nghi thầy, đến nỗi sinh phản-đối cùng thầy, kẻ cần-vương, người cách-mạng, nay điều này mai tiếng kia, làm cho thầy cứ mắc lo chỗ ăn chốn ngồi, không thì giờ dư mà khuyên nhủ được. Hỗi ôi ! thầy trò hai nước, người Nam với người Pháp, ăn ở cùng nhau chốc gần bốn chục năm, mà trong bọn sĩ-phu, chưa có một người nào dám đến trước mặt các quan bảo-hộ, đem thống-khổ mà tố-cáo với kẻ đỡ đầu mình ; chán thầy, nghi thầy như thế, mà nói gì học thầy, mà trông gì tiến-bộ ! Gặp thầy thật là có phúc ; có phúc mà ta không được hưởng nhờ, là lỗi tại ta, chớ trách thầy sao phải !