Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/43

Trang này cần phải được hiệu đính.
39
TRIẾT-HỌC BÌNH-LUẬN

cái vấn-đề ấy, đến khi giở về cũng đừng nên soạn làm gì một quyển sách dài như thế về sự cạnh-trạnh hai thế-giới. » Nhời bài-bác ấy tưởng cũng là thuộc về nhẽ cố-nhiên vậy. Song người ta còn thuộc vào cái tuần văn-minh ngày nay thì chưa chắc đã ra khỏi được cái sự « do-dự bất-quyết » khốn-nạn ấy, vì sự do-dự bất-quyết ấy là cái đại-giá của sự chinh-phục thế-giới của loài người ta cùng sự phát đạt dữ dội của Mĩ-châu ngày nay. Muốn chinh-phục thế giới cùng những của cải của thế-giới thì loài người ta đã phải bỏ hoài mất nhiều những cái tuyệt-phẩm lý-tưởng về đường mĩ-thuật, đạo-đức, tôn-giáo, của ông cha để-lại cho ; nhưng có thể bỏ hoài được tất cả những cái lý-tưởng ấy không ? Ta có thể tưởng-tượng được một cái thế-giới chỉ thuần là lượng cả, không có mĩ-thuật, không có đạo-đức, không có điều đẹp điều nghĩa gì nữa không ? Thiết cái vấn-đề ra là giải quyết cái vấn-đề vậy. Nhưng trong cái cuộc chinh-phục thế-giới này, cái lòng kiêu lòng tham của người ta đã lên đến cực-điểm, thì có nhẽ cái thế-giới ngày nay phen này quyết đi đến cùng đường. Ngày nay chưa chắc đã xướng lên được một cái phong-trào về đường tôn-giáo, luân-lý hay là chính-trị, có thể khiến cho mọi hạng người trong xã-hội biết hạn-chế những sự cần dùng, sự xa-xỉ của mình cho vừa phải ; mà cái dân số, sự yếu-cần của mọi hạng người, sự kinh-phí về việc công việc tư còn tăng lên mãi thì cái thế-lực của cái lượng còn bành-trương ra khắp mặt địa-cầu ; ta còn phải đem mĩ-thuật luân-lý mà tùy theo vào sự yếu-cần phải chế-tạo ra máy móc càng ngày càng nhanh, khai khẩn thêm rừng ruộng, tìm kiếm thêm những mỏ nọ mỏ kia ; mỗi ngày sự sinh-sản ra của cải lại càng lấy làm cái thước đo của sự tiến-bộ ; mỗi ngày thời-thế lại càng thuận-tiện cho những dân có lĩnh-thổ rộng, đế-quốc to, mỏ sắt mỏ than nhiều ; cái thần lửa rồi lại làm chúa-tể cho thế-giới như đời thượng-cổ mới có lịch-sử ; cái cảnh do-dự bất-quyết trong lòng trong trí ta không biết đến bao giờ là cùng tận. Không có cái triết-học nòa, không có cái khoa-học nào là có đủ sức mà đem một cái quan-niệm phân-minh về điều hay điều dở, cái đẹp cái xấu, sự thực, sự hư để thế vào sự do-dự bất-quyết ấy. Phàm những sự hơn kém nhau thuộc về phẩm trong sự-vật, rồi sẽ hỗn-tạp trong trí ta. Ta không thể giải nghĩa cho phân minh được sự tiến-bộ, cũng tức như là ta không thể phân biện được rõ ràng cái gì là cái yếu-cần chính-đáng, cái gì là cái thói quan xằng, thế nào là sự tiêu tiền phải chẳng, thế nào là sự lãng-phí. Mỗi năm ta phải đổi cái quan-niệm của ta về sự « thẩm-mĩ », trước cho làm đẹp nay cho làm xấu, nay cho làm xấu mai cho làm đẹp ; ông cha ta ngày xưa không dám xét đến cái nhẽ huyền-bí của sự-vật, nay ta đã thấu suốt được cái nhẽ ấy, nên đến ngày cái khoa-học đã được toàn-thắng cực thịnh rồi, thì tất bây giờ ta phải tự vấn trong bụng rằng cái khoa-học ấy nó là thực hay hư, nó có cho ta biết được cái chân-tướng của sự-vậy, hay nó chỉ bầy cho ta những cái ảo-tượng mà thôi ; có phải là ta biết thực hay là ta mơ mộng ! Đó là cái đại vấn-đề nó khiến cho các nhà triết-học ngày nay phải chuyên-tâm chú-ý mà xét. Người ta bây giờ giờ cường mạnh qúa vượt qua cả mọi sự giới-hạn, thì xem như quanh minh cái gì cũng tựa hồ xiêu đổ cả, đến cái thế-giới này cũng không chắc thực hay hư nữa !

VI

Nhưng hoặc-giả lại có người hỏi rằng : nếu cái cảnh-huống ấy không có đường giải-thoát thì lưu-tâm chú-ý đến làm gì ? Như người ta có cái tật không thể chữa được thì làm ngơ đi, không muốn biết đến cái tật ấy nữa. Dù vậy tôi