Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/37

Trang này cần phải được hiệu đính.
33
TRIẾT-HỌC BÌNH-LUẬN

Bắc Mĩ tất phải cho cái « thực-nghiệp chủ-nghĩa » ấy là một cái lý-thuyết rất hợp với tính-chất người Mĩ, một cái lý-thuyết như thế mà đem ra xét về đường triết-học thì có thể bác được nhiều điều ; nhưng mà dù thực dù hư, nó cũng đủ chứng rằng cái dân đã sáng nghĩ ra nó không phải khinh dẻ cái lý-tưởng, nhưng thực là biết trọng hết thẩy các lý-tưởng đến nỗi không dám bỏ bác một cái nào.

Nói rút lại thì ở bên Mĩ cũng có người giàu mà dốt ; nhưng mà cái anh mọi trát vàng vào người thì thật là một nhân-vật chuyện cổ-tích vậy. Vả sự đó cũng không lấy gì làm lạ. Cái cách tổ-chức các xã-hội ngày nay khiến cho người ta không thể tưởng-tượng được một dân giàu có mà dốt nát. Sự công-nghệ, sự buôn-bán, sự canh-nông ngày nay rất tinh-tường, cần phải có một cái thể-chế trong xã-hội rất hoàn-toàn, tức là phải có một sự hc-vấn về khoa-học, về pháp-luật cao cao mới được. Xét như thế thì biết bên Mĩ-châu không phải là không thiết đến những việc cao-thượng thuộc về trí-thức ; nói cho đúng hơn thì phải nói rằng nhất-ban dân Mĩ, trừ ra một phần ít người, còn thì đại-để có phần chuộng những sự công-nghệ, buôn-bán, canh-nông hơn sự trí-thức. Nhưng mà ở Âu-châu chẳng cũng thế ư ? Ai dám quyết rằng bên cựu thế-giới các chính-phủ cùng những bọn thức-giả xã-hội ngày nay hiện đương chuyên-cần nhất là sự tiến-bộ về đường mĩ-thuật, văn-học, khoa-học ? Ta thử nghe người ta nói chung quanh mình : chỉ thấy bàn cải-lương đồ khí-giới cho việc kinh-tế, khai-khẩn những mỏ than sắt, lợi-dụng những thác nước chẩy, khuếch-trương sự buôn bán. Các vua chúa được ơn giời trị dân cũng công-bố cho nhân dân biết rằng không gì mình lưu-tâm cố-ý bằng sự buôn bán trong nước. Nếu những sự ấy toàn là thuộc về cái lối giã-man của Mĩ-châu cả, thì phải chịu rằng Âu-châu hóa theo Mĩ-châu một cách nhanh lạ, mà khả kính vậy. Nhưng mà sự gắng-sức của Âu-châu về đường kinh-tế, có gì là lạ đâu, bất quá cũng là do cái phong-trào nhớn trong lịch-sử bắt đầu tự ngày có một người Ý-đại-lợi gan-góc mạo-hiểm [1] giương buồm vượt bể mà đi sang cõi tây phương tịch-mịch, cái phong-trào ấy ngày nay nó thổi mạnh rất kịch-liệt mà thôi. Thực thế, từ trước đến bấy giờ Âu-châu đã nghĩ ra những lối mĩ-thuật văn-chương rất hay, rất đẹp, triết-học rất sâu, những tôn-giáo rất khéo an-ủi lòng người, luân-lý cao, pháp-luật chỉnh-đốn khôn-khéo ; nhưng Âu-châu đời bấy giờ nghèo, sinh-sản được ít mà chậm, biết tôn-trọng quyền người trên, nền-nếp cũ, lấy pháp-luật, lấy tập-tục, lấy nhời răn bảo mà hạn-chế cái cường-lực của người ta ; dạy cho người biết đè nén cái lòng kiêu-căng của mình, mà biết rằng mình là giống yếu hèn, lòng bất thường, bụng dạ sằng, ở đời ví như người lái đò chở chiếc thuyền lên ngược dòng sông vậy. Chỉ nhỡ tay một tí, không chống lại được với sức nước thì hại thay ; nước tất trôi phăng thuyền đi. Nhưng may sao Âu-châu lại khai-tịch được ở giữa bể một cái đại-châu mới ; rồi mới xét ra rằng thần Prométhée ngày xưa ăn trộm lửa của Thiên-đế cũng là một tay ăn trộm vụng, vì chỉ ăn trộm được có một sợi lửa ; bởi thế mới tìm kiếm được mỏ than, phát-minh ra điện-khí ; chế-tạo ra cái máy bằng hơi nước cùng các máy khác do đấy mà ra ; lại tìm được cái cách tăng thêm của cải rất nhanh, ông cha ngày xưa chưa từng biết. Từ lúc bấy giờ người ta không một là mơ-tưởng cái cõi-phúc ấy nữa, mà lại muốn đến tận nơi ; phát đổ cả những nền-nếp cũ, những pháp-luật cùng chế-độ đã ngăn-trở cái sức mạnh con người ta không bành-trước ra được ; tập làm

  1. Tức là ông Kha-luân-bố (Christophe Colomb).