Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/35

Trang này cần phải được hiệu đính.
31
TRIẾT-HỌC BÌNH-LUẬN

như cái vườn ấy đã tìm thấy ở bên kia bể Đại-tây-dương rồi ; thực là nơi phúc-địa có thể cấp cho cái văn-minh ta trong mấy mươi thế-kỷ nữa những đồ ăn, đồ mặc, vàng, bạc, dầu, than, cần dùng cho cái thói xa-xỉ của ta ; thực là cái đất phong-đăng giời sinh ra để cứu cho thế giới khỏi cái tai-nạn đời đời kinh-sợ, là sự thiếu ăn vậy. Nói thế cũng đủ hiểu rằng từ năm mươi nhăm năm nay ở những nơi đồng điền núi non đô-thị châu Mĩ làm nên cái công việc nhớn nhao chừng nào, mà giải được cái địa-vị cao-trọng của các nước tân-thế-giới đã chiếm được trong thế-kỷ này. Song cái của cải Mĩ châu nếu chỉ giúp được cho người ta thêm cách làm ăn sung sướng hơn xưa thì cũng chưa là một cái hiện-tượng lạ lắm trong lịch-sử đời nay. Cái thế-lực của cái của ấy nó còn rộng hơn và sâu hơn, vì không mấy nỗi mà nó đem đến cực-điểm một cái phong-trào bắt đầu tự hơn một thế-kỷ này, cái phong-trào ấy có nhẽ lay động được cả cái cơ-sở của sự văn-minh ta ; cái của cải châu Mĩ ấy nó thiết ra cho ta một cái vấn-đề rất to nhớn, mà tôi thiết-tưởng là quan-trọng hơn cả các cái vấn-đề khác phát-hiện ra trong trí-não ta ; phàm những sự khó-khăn thuộc về luân-lý, thuộc về xã-hội mà ta không thể giải-quyết được, tựu-trung cũng có cái vấn đề ấy cả, nó thường đi với cái lòng ghét hay là phục những của cải của Mĩ châu : cái vấn-đề ấy là cái vấn-đề về sự tiến-bộ vậy. Nói thế dễ còn chưa được phân-minh lắm : tôi xin cố giải cho tường.

II

Bên Âu-châu ta hay nói đến cái của cải của Mĩ-châu nhiều, mà thường nói ra giọng ố-kỵ, tựa hồ như nó là cái của cải một dân giã-man, khinh rẻ những công việc cao-thượng của trí-thức, mà chỉ biết chăm chăm thu-hoạch lấy những sự lợi-lộc thô-bỉ. Nhưng chẳng cần phải đi du-lịch nhiều bên Nam Bắc Mĩ mi rõ rằng người Mĩ không phải là người giã-man chỉ biết chăm một việc kiếm tiền. Tôi chỉ xin kể mấy điều sau này ở Bắc-Mĩ để làm chứng ; tôi lấy cái chứng-cớ ở Bắc Mĩ vì ở đấy cái chứng-cớ nó nhiều hơn và rõ ràng hơn ; nhưng các nước nhớn ở Nam Mĩ đại-loại cũng như thế cả, tuy nhỏ kém mà thôi. Cứ xem một điều người Bắc Mĩ chịu khó lập bao nhiêu trường học khắp trong nước thì cũng là đủ minh-chứng được điều ấy. Các ông tất đã nghe nói những trường đại-học nhớn của Mĩ, như trường Harward, trường Columbia. Vậy thì những trường ấy tức như cái thành của sự học-vấn vậy, dinh-thấy nguy-nga, nào là vườn, nào là nhà biệt-viện, phòng thí-nghiệm, bác-vật quán, tàng-thư lâu, trường thể-thao, bể nước cho học trò tập bơi. Cứ xem cái nhà học to nhớn đẹp dễ như thế thì cũng đủ chứng rằng bên Mĩ biết trọng sự học-vấn chừng nào ; nhưng sét cái cách kinh-doanh sự học thì lại minh-chứng một cách hiển-nhiên hơn nữa. Dám quyết được rằng trong những trường đại-học nhớn ấy phàm cái gì có thể dậy được trong thế-giới là ở đấy có dậy cả : các tiếng nói đời xưa đời nay ; các văn-chương lịch-sử cổ kim đã có ảnh-hưởng ít nhiều đến cuộc văn-minh tiến-hóa ; các khoa-học thuần-lý cùng các khoa-học có ứng-dụng ra thực-tế. Giữ gìn những nhà học to nhớn như thế, giả lương biết bao nhiêu ông giáo, mỗi năm phải mấy mươi triệu bạc, thế mà đại-để gần khắp các trường đại-học lớn ấy, như trường Harward trường Columbia, không được nhà nước tư cấp cho một su nào. Chỉ trông vào tiền học-phí của học trò cùng sự hảo-tâm của các nhà phú-hào. Chính là những nhà chủ ngân-hàng, những nhà công-nghệ, nhà đại-thương xuất ra một phần tiền to cho những trường nhớn ấy, để